a) Cơ sở sư phạm:
Qua mối liên hệ giữa các thành tố cơ bản của quá trình giáo dục đƣợc mô hình hóa bằng sơ đồ tam giác sƣ phạm: Thầy - Trò - Khách thể (đối tƣợng nhận thức, nội dung học...).
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 32
i) Dạy học thụ động:
- Thầy (ngƣời trao): chủ thể, đem kiến thức sẵn có truyền đạt, giảng dạy (theo chiều mũi tên) cho học sinh.
- Trò (ngƣời nhận): Thụ động tiếp thu những gì thầy truyền đạt. - Khách thể: Tái hiện, lặp lại, học thuộc lòng.
Khách thể tái hiện
Thầy chủ thể Trò thụ động
ii) Dạy học tích cực :
- Thầy: Tác nhân, hƣớng dẫn tổ chức để trò tự mình tìm ra kiến thức.
- Trò: Chủ thể, trung tâm, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình (theo chiều mũi tên).
- Khách thể: Do ngƣời học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn và thầy. Khách thể tự tìm
Thầy tác nhân Trò chủ thể
b) Cơ sở sinh học
i) Chó đƣợc nhốt trong một phòng cách âm, hoàn toàn cách ly với môi trƣờng sống quen thuộc, thụ động chờ tín hiệu trao thức ăn do ngƣời áp đặt. Đó là hình ảnh học sinh thụ động tiếp thu những gì thầy truyền đạt. Trong sơ đồ Pavlov, nội dung phản xạ có điều kiện, hành động mong muốn, tín hiệu tác động, hình thức, thời gian thƣởng phạt đều do chủ quan ngƣời dạy quyết định. Đó là công thức dạy học thụ động, lấy thầy làm trung tâm(3)
.
(3)
Lê Quang Long - Công nghệ đào tạo - Cuộc cách mạng khoa học trong dạy học - NXB Giáo dục, 1994
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 33 ii) Bồ câu bị nhốt trong lồng thƣa, tuy cũng là cách ly nhƣng chỉ tƣơng đối, vì vẫn tiếp xúc với môi trƣờng sống quen thuộc, tự mình tìm thức ăn trong số các hạt có hình thù giống nhau (khác nhau về màu sắc) rải trong lồng, chim mổ hạt nhiều lần cho tới khi tự phát hiện "hạt màu vàng ăn đƣợc", đó là hình ảnh học sinh tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình. Trong sơ đồ Skinner, bồ câu đƣợc tự chủ động thử, thấy "sai" thì làm lại, "nếm" rồi nhả, hoặc ăn cho đến khi tìm ra hạt ăn đƣợc. Đó là công thức dạy - học tích cực. lấy ngƣời học làm trung tâm. Theo Lê Quang Long, thì sơ đồ Skinner "thoáng" và có hiệu quả hơn sơ đồ Pavlov(4)
.
c) Cơ sở triết học:
A
Theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực (A) dù quan trọng đến đâu, lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện; còn nội lực (B) mới là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt mức cao nhất khi có sự cộng hƣởng giữa nội lực và ngoại lực.
Áp dụng quy luật trên vào dạy - học, thì thầy - dạy, tác động của thầy là ngoại lực; trò - học, sức tự học, tự phát triển của trò là nội lực. Tác động của thầy dù quan trọng đến đâu, có hiệu lực đến mấy vẫn ngoại lực (hỗ trợ, xúc tác, tạo điều kiện...). Sức tự học (năng lực lự học) của trò dù còn non kém vẫn là nội lực, quyết định sự phát triển của bản thân ngƣời học. Chất lƣợng giáo dục đạt đỉnh cao nhất khi tác động của thầy - ngoại lực cộng hƣởng đƣợc với năng lực tự học của trò - nội lực, tức là khi thầy bồi dƣỡng và phát huy cao độ năng lực tự học của trò.
Nếu xem ngoại lực là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân ngƣời học thì "dạy" đƣợc coi là có ý nghĩa quyết định. "Thầy là quyết định" , là chủ thể, trung tâm, truyền đạt, áp đặt kiến thức có sẵn từ bên ngoài cho trò, trò thụ động tiếp thu.
(4) Lê Quang Long - Công nghệ đào lạo - Cuộc cách mạng khoa học trong dạy học - NXB Giáo dục
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 34 "Thầy truyền thụ, trò tiếp thu", kiểu dạy này đƣợc coi là "độc thoại" (vì chỉ có thầy truyền thụ), "áp đặt" (trò phải tiếp thu, không đƣợc bàn cãi), và "quyền uy" (thầy có quyền phạt)(5). Đó là dạy học thụ động.
Nếu xem nội lực là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học, thì năng lực tự học đƣợc coi là có ý nghĩa quyết định. Trò là chủ thể, trung tâm, tự mình tìm ra đƣợc kiến thức, chân lý bằng hành động của chính mình, tự phát triển tự bên trong. Ngƣời thầy giỏi là ngƣời dạy học trò biết tự học một cách sáng tạo suốt đời.
Tóm lại ngƣời học tự mình tìm ra kiến thức, tự học, tự nghiên cứu; bồi dƣỡng, phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của ngƣời học; biến quá trình giáo dục - đào tạo thành quá trình tự giáo dục, tự đào tạo; biến quá trình dạy học thành quá hình tự học, nhằm đạt mục tiêu đào tạo con ngƣời lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực tƣ duy, năng lực biết đạt và giải quyết vấn đề, năng lực tự học sáng tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của từng ngƣời học.
d) Quá trình dạy - tự học:
i) Chu trình tự học (H) của trò là một chu trinh 3 pha (hay 3 thời điểm): H1, H2, H3: H1- Tự nghiên cứu: Tự tìm tòi khảo sát, tự tìm ra kiến thức, chân lý. H1- Tự nghiên cứu: Tự tìm tòi khảo sát, tự tìm ra kiến thức, chân lý.
H2- Tự thể hiện: Tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày bảo vệ kiến thức mà mình tìm ra, tự thể hiện qua sự hợp tác, giao tiếp với bạn và thầy.
H3- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua hợp tác với bạn và thầy và dựa vào kết luận của thầy, tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm (kiến thức) ban dầu của mình, tự sửa sai, điều chỉnh thành một sản phẩm khoa học.
Chu trình Tự Nghiên Cứu - Tự Thể Hiện - Tự Kiểm Tra - Tự Điều Chỉnh thực chất là con đƣờng nghiên cứu khoa học, con đƣờng xoắn ốc Ơristic đƣa học sinh đến kiến thức khoa học, đến chân lý, song học sinh chƣa phải là nhà khoa học, nên chu trình tự học của trò chỉ có thể diễn ra dƣới tác động hợp lý của chu trình dạy của thầy.
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 35
ii) Chu trình dạy (D) của thầy gồm 3 pha (hay 3 thời điểm): D1, D2, D3 tƣơng ứng với 3 pha (hay 3 thời điểm) của chu trình tự học của trò: H1, H2, H3.
THẦY → tác nhân TRÒ → chủ thể
D1 - Hƣớng dẫn → H1 - Tự nghiên cứu
D2 - Tổ chức → H2 - Tự thể hiện
D3 - Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra → H3 - Tự kiểm tra, điều chỉnh
Chu trình dạy
iii) Chu trình dạy - tự học sẽ không hoàn chỉnh nếu không xét đến mối quan hệ thầy - trò với khách thể (KT), theo sơ đồ tam giác sƣ phạm tƣơng ứng với từng pha: KT1, KT2, KT3 tƣơng ứng với H1, H2, H3 và D1, D2, D3.
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 36 KT1: Trí thức cá nhân KT3 Tri thức (khoa học) KT2: Tri thức (xã hội) Thầy Trò D1 – Hƣớng dẫn H1- Tự nghiên cứu D2 – Tổ chức H2- Tự thể hiện
D3 – Trọng tài, cố vấn H3 – Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Sơ đồ Chu trình dạy - tự học
• Hình tròn bên trong tƣợng trƣng cho nội lực - năng lực tự học, trên đƣờng tròn đó là các cực "trò" của tam giác sƣ phạm cùng với ba thời của chu trình tự học: tự nghiên cứu → tự thể hiện, → tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
• Đƣờng tròn ở giữa tƣợng trƣng cho ngoại lực - tác động dạy của thầy, trên đƣờng tròn đó, là các cực "thầy" của tam giác sƣ phạm cùng với ba thời của chu trình dạy: Hƣớng dẫn → tổ chức → trọng tài, cố vấn, kết luận kiểm tra.
• Đƣờng tròn ngoài cùng tƣợng trƣng cho tri thức ngƣời học cần chiếm lĩnh, trên đƣờng tròn đó là các cực "tri thức" của tam giác sƣ phạm cùng với ba tính chất của tri thức ứng với ba thời của chu trình tự học: cá nhân → xã hội → khoa học.
Các mũi tên → trong sơ đồ ở vào từng thời đều xuất phát từ cực "thầy": sáng kiến điều hành chung cả chu trình dạy - tự học đều thuộc về thầy. thầy là ngƣời khởi xƣớng, ngƣời hƣớng dẫn chƣơng trình tự học của trò:
(1) Thầy hƣớng dẫn cho trò tự. nghiên cứu để tự tìm ra một tri thức có tính chất cá nhân.
(2) Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện, hợp tác với nhau để làm cho sản phẩm ban đầu của ngƣời học đƣợc khách quan, tri thức có tính chất xã hội.
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 37 (3) Thầy là trọng tài cố vấn, kết luận về cuộc đối thoại và hoạt động của trò, làm cơ sở cho trò tự kiểm tra, lự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình, tri thức ngƣời học tự tìm ra giờ đây mới có tính chất khoa học.
iv) Đặc trưng cơ bản của dạy - tự học:
Quy trình dạy - tự học là tổ hợp các thao tác của trò và thầy, đƣợc tiến hành theo trình tự 4 thời điểm nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
• Thời điểm một: Nghiên cứu cá nhân
Theo hƣớng dần của thầy, trò tự đặt vào vị trí ngƣời tự nghiên cứu, tự khám phá, phát hiện ra các quy luật, thuộc tính hoặc các giải pháp... theo trình tự 8 thao tác sau: 1) Nhận biết vấn để; 2) Định nghĩa vấn đề; 3) Thu thập thông tin; 4) Xử lý thông tin 5) Phát hiện thuộc tính, quy luật, khái niệm, công thức... xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, xử lý tình huống; 6) Thử nghiệm các giải pháp, kết quả; 7) Đƣa ra kết luận; 8) Ghi lại kết quả và cách nghiên cứu (sản phẩm ban đầu).
• Thời điểm hai: Hợp tác với bạn, học bạn.
Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình, hợp tác trao đổi với bạn thông qua thảo luận ở nhóm, lớp và các hoạt động tập thể... theo trình tự 6 thao tác sau: 1) Tự đặt mình vào tình huống, sắm vai, tập sự đóng vai, đƣa ra cách xử lý tình huống, giải quyết vấn đề; 2) Tự thể hiện bằng văn bản; ghi lại kết quả xử lý của mình (sản phẩm ban đầu); 3) Tự trình bày, giới thiệu bảo vệ đến cùng sản phẩm ban đầu của mình; 4) Tỏ rõ thái độ của mình trƣớc chủ kiến của bạn: đúng - sai, hay - dở, tham gia tranh luận; 5) Tự ghi lại ý kiến của bạn theo nhận thức của mình; 6) Khai thác ý kiến cura bạn, bổ sung và điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm tiến bộ hơn.
• Thời điểm ba: Học thầy, hợp tác với thầy.
Trong hoạt động và thảo luận tập thể thƣờng xảy ra tình thế: cả lớp gặp phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng - sai, khó đi đến kết luận khoa học. Giờ đây, thầy là trọng tài khoa học, kết luận cuộc thảo luận của lớp thành một bài khoa học thật sự từ những kiến thức từ trò tìm ra.
Ngƣời học tích cực học thầy và biết cách học thầy theo 4 thao tác sau; 1) Tự lực xử lý các tình huống theo hƣớng dẫn của thầy; 2) Chủ động hỏi thầy về những gì mình có nhu cầu, về cách học; 3) Tự ghi lại ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận ở lớp; 4) Học cách ứng xử của thầy trƣớc những tình huống gay cấn nổi lên trong khi thảo luận, cách phân tích tổng hợp các ý kiến khác nhau để đi đến kết luận.
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 38 • Thời điểm bốn: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Sau khi đã trao đổi, hợp tác với bạn và dựa vào kết luận của thầy, ngƣời học tự kiểm tra, điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình theo trình lự 5 thao tác sau: 1) So sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của bạn với sản phẩm ban đầu của mình: đúng - sai, hay - dở, đầy đủ- - phiến diện...; 2) Kiểm tra lý lẽ, tìm kiếm luận cứ, thâm nhập thực tiễn để có chứng lý đung - sai; 3) Tổng hợp niêm lý lẽ, "chốt" lại vấn đề; 4) Tự sửa sai, điều chỉnh, bổ sung cần thiết vào sản phẩm ban đầu, tự sửa chữa những sai sót; 5) Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.
Nhƣ vậy muốn đào tạo con ngƣời để khi vào đời họ trở thành con ngƣời tự chủ, năng động và sáng tạo, thì PPGD phải hƣớng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động học tập ở nhà trƣờng. Khi đó:
• Ngƣời học tự tìm ra kiến thức bằng chính hành động của mình.
• Ngƣời học tự thể hiện mình: Tự đặt mình vào tình huống, nghiên cứu cách xử lý, tự trình bày bảo vệ sản phẩm nghiên cứu của mình, tỏ rõ thái độ của mình trƣớc cách ứng xử của các bạn, tập giao tiếp, hợp tác với mọi ngƣời trong quá trình tìm ra kiến thức...
• Thầy là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức cho trò tự nghiên cứu tìm ra kiến thức và tự thể hiện mình trong lớp học - cộng đồng các chủ thể. Thầy cũng là trọng tài, cố vấn, kết luận trong các cuộc tranh luận đối thoại (trò - trò, trò - thầy) để khẳng định các kiến thức do trò tự tìm ra, và cũng là ngƣời kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò.
• Ngƣời học tự đánh giá, tự kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi, hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luận của thầy, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện; đồng thời tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.
Căn cứ vào kết quả của tự đánh giá, tự sửa sai của ngƣời học, thầy kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò và cho điểm cơ động (có tính đến hiệu quả tự đánh giá và sửa sai của ngƣời học).
Hệ phƣơng pháp dạy học tích cực với 4 đặc trƣng cơ bản trên về cơ bản là sự kết hợp giữa cá nhân hóa và xã hội hóa việc dạy học, đồng thời là sự tích hợp nhiều
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 39 phƣơng pháp (phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp ảnh hƣởng, phƣơng pháp hợp tác...). Phƣơng pháp tự học tích cực của ngƣời học, có thể bao gồm các phƣơng pháp: tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh.... Phƣơng pháp dạy tích cực của thầy, có thể phân tích thành phƣơng pháp hƣớng dẫn, phƣơng pháp tổ chức, phƣơng pháp trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra... Điều thiết yếu là tất cả các phƣơng pháp cụ thể trên phải tuân thủ 4 đặc trƣng cơ bản về sự định hƣớng quan điểm, tƣ tƣởng của hệ phƣơng pháp tổng quát, phƣơng pháp giáo dục tích cực.