Tình hình sử dụng phương pháp giảng dạy:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán cúa giáo viên và tự học toán của học sinh PTTH hiện nay tại TP (Trang 42)

I) Về thực trạng sử dụng phƣơng pháp giảng dạy

1) Tình hình sử dụng phương pháp giảng dạy:

Thông qua hoạt động của tổ bộ môn, các giáo án, các bài giảng trên lớp; chúng tôi tìm hiểu phƣơng pháp giảng dạy qua ba kiểu bài: Kiểu bài truyền thụ kiến thức mới, Kiểu áp dụng kiến thức qua bài tập, Kiểu ôn tập và hệ thống hóa kiến thức.

* Kết quả tìm hiểu:

i) Đối với kiểu bài truyền thụ kiến thức mới:

a) Phƣơng pháp trực quan 7%

b) Phƣơng pháp thực tiến 2%

c) Phƣơng pháp thuyết trình 34%

d) Phƣơng pháp đàm thoại 9%

e) Phƣơng pháp đọc tài liệu 2%

f) Phƣơng pháp sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp khác 46%

Nhƣ vậy đối với kiểu bài truyền thụ kiến thức, có 46% giáo viên sử dụng một cách nhuần nhuyễn nhiều phƣơng pháp trong một bài giảng, phần lớn tập trung ở các giáo viên có kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 41 Việc sử đụng phối hợp nhiều phƣơng pháp sẽ làm cho bài giảng hấp dẫn hơn và dễ gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu kiến thức mới. Ngoài ra phƣơng pháp thuyết trình vẫn còn đƣợc sử dụng khá phổ biến khi trình bày các định nghĩa, định lý, các công thức toán học.

ii) Đối với kiểu bài chữa bài tập: a) Phƣơng pháp thuyết trình 18% b) Phƣơng pháp đọc tài liệu 0% c) Phƣơng pháp trực quan 5% d) Phƣơng pháp đàm thoại 41%

e) Phƣơng pháp sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp khác 36%

Trong giờ chữa bài tập, phƣơng pháp đàm thoại đƣợc nhiều giáo viên sử dụng nhất (41%). Phần lớn giáo viên gọi học sinh lên bảng giải bài tập sau đó giáo viên chỉ việc nhận xét kết quả.

Đối với những trƣờng chỉ sử dụng bài tập trong sách giáo khoa thì học sinh đã có sách giải bài tập kèm theo, hoặc đƣợc học thêm từ trƣớc... Điều quan trọng hơn hết mà chúng tôi ghi lại là có nhiều học sinh không hiểu bài và thụ động ghi chép bài giải ở trên bảng.

iii) Đối với kiểu bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức: a) Phƣơng pháp đàm thoại 32%

b) Phƣơng pháp trực quan 9% c) Phƣơng pháp thuyết trình 34%

d) Phƣơng pháp sử dụng sơ đồ biểu đồ 11%

e) Phƣơng pháp sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp khác 14%

Đối với kiểu bài ôn tập, phần lớn các giáo viên vẫn chọn phƣơng pháp thuyết trình và đàm thoại, có ít giáo viên sử dụng các sơ đồ, biểu đồ để ôn tập cho học sinh. Theo chúng tôi, việc sử dụng các sơ đồ để hệ thống kiến thức sẽ giúp cho học sinh dễ dàng liên kết các kiến thức lại với nhau.

Nhận xét: Từ kết quả điều tra, chúng ta nhận thấy trong giờ toán, hoạt động của thầy giáo là chủ yếu, bài giảng mang nặng tính thuyết trình. Ngay từ đầu giờ học, thầy giáo thƣờng không đặt vấn đề nhằm kích thích sự suy nghĩ của học sinh; học sinh chỉ lắng nghe và thƣờng bị rơi vào trạng thái thụ động tiếp kiến thức.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 42 Kết quả tìm hiểu đối với bài giảng của giáo viên:

• Việc trình bày bảng của đa số giáo viên có hình thức đẹp, rõ ràng và khoa học. • Việc trình bày bảng có tác dụng rất lớn đến việc ghi chép và tiếp thu bài của học sinh. Chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều trình bày bảng rất gọn đẹp và khoa học.

• Việc sử dụng giáo án và sách giáo khoa của giáo viên là một vấn đề mang tính "hình thức" nhƣ một số giáo viên đã nói.

Hiện nay, ở một số trƣờng, giáo viên chỉ soạn giáo án một lần cho cả học kỳ, sau đó tổ trƣởng sẽ ký duyệt, đến khi giáo viên dạy thì giáo án không cần thiết. Tuy nhiên, một số giáo viên còn bị lúng túng trƣớc những tình huống của lớp đƣa ra, chẳng hạn các câu hỏi của học sinh đã không đƣợc giáo viên dự phòng trƣớc.

Đi đôi với giáo án, sách giáo khoa chỉnh lý mới nhất cũng không đƣợc quan tâm đúng mức.

• Hệ thống câu hỏi thầy đặt ra cho học sinh trong mỗi tiết học là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhất. Bởi lẽ tính tích cực chủ động học tập của học sinh đƣợc khơi dậy nhƣ thế nào là tùy vào mức độ khéo léo tổ chức điều khiển lớp học của ngƣời thầy thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở. Thế nhƣng, trong các tiết dạy, thông thƣờng thầy cô đặt rất ít câu hỏi cho học sinh trả lời. Hơn nữa các câu hỏi chƣa hoặc không chuẩn bị trƣớc, chƣa tập trung vào trọng tâm bài và chƣa có tính hệ thống.

• Chính vì phần lớn các giáo viên đều không đặt nhiều câu hỏi cho học sinh nên thời gian giáo viên làm việc vẫn là chủ yếu, vẫn là lối dạy "theo hƣớng lập trung vào ngƣời thầy". Trong hầu hết các giờ lý thuyết giáo viên vẫn là ngƣời "thuyết trình", học sinh chỉ biết ghi chép.

• Kiến thức chỉ truyền đạt theo một chiều lừ thầy đến trò cho nên các hoạt động trên lớp buồn tẻ, thiếu sinh động.

• Chính lối truyền đạt "một chiều" này làm cho học sinh thụ động trọng việc tiếp thu kiến thức, học sinh không tích cực vào việc tham gia xây dựng bài, ít hứng thú trong khi tiếp thu bài mới...

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 43 2) Các nhận định của giáo viên qua một số vấn đề cụ thể:

a) Câu hỏi 1:

"Vấn đề tự học Toán của học sinh ngày nay rất hạn chế. Nguyên nhân?"

a. Học sinh không có nhiều thời gian để dành cho việc học Toán (13,7%; 7 phiếu) b. Lƣợng kiến thức quá nhiều va cơ cấu chƣơng trình chƣa hợp lý (15,7%; 8 phiếu) c. Quen cách học thụ động (thầy đọc - trò chép) ở các lớp dƣới (39,3%; 20 phiếu), d. Không có ý thức tự học, chƣa có nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới (31,3%; 16 phiếu), e. Ý kiến khác... (không).

Nhƣ vậy, phần lớn các thầy cô đều cho rằng vấn đề tự học Toán của học sinh cấp III bị hạn chế là do quen cách học thụ dộng ở các cấp. dƣới (39,3%). kế đến là các em chƣa có ý thức tự học cũng nhƣ nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới (31,3%), lƣợng kiến thức quá nhiều và cơ cấu chƣơng trình chƣa hợp lý (15,7%), cuối cùng mới là học sinh không có nhiều thời gian để dành cho việc tự học.

Kết quả trên cho thấy: vấn đề tự học của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, để khơi dậy ý thức tự học của học sinh, lòng ham muốn học tập của các em thì đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy phù hợp.

b) Câu hỏi 2:

"Trong xu thế mới, việc dạy Toán phải hướng đến phát huy tính chủ động tích cực học tập nhằm phát triển tư duy và hoàn chỉnh nhân cách của học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, có phải bao giờ cũng làm được điều đó?"

→ Chỉ làm đƣợc khi thay đổi cách đánh giá kiểm tra (33,3%; 17 phiếu),

a. Chỉ làm đƣợc khi có thời gian rộng rãi, hợp lý, lƣợng kiến thức vừa phải (37,2%; 19 phiếu).

b. Bao giờ, lúc nào cũng làm đƣợc, nếu giáo viên biết khéo léo tổ chức (23,5%; 12 phiếu).

c. Chỉ làm đƣợc khi học sinh có ý thức tự học (6%; 3 phiếu). d. Không thể làm đƣợc vì đối tƣợng không đồng đều (0%; 0 phiếu) e. Ý kiến khác: Không có.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 44 Phần lớn các thầy cô đều cho rằng để thay đổi phƣơng pháp giảng dạy thì cần phải có thời gian rộng rãi, hợp lý, lƣợng kiến thức vừa phải. Kế đến là phải thay đổi Cách đánh giá kiểm tra. Nhƣ vậy, thời gian phân bố chƣơng trình và cách đánh giá kiểm tra là hai nhân tố hàng đầu chi phối việc sử dụng phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên.

Ở đây vai trò tổ chức khéo léo của giáo viên (23,5%), kế đến là vấn đề tự học của học sinh. Không có ý kiến cho rằng việc dạy Toán theo hƣớng phát huy tính tích cực học tập của học sinh là không thể thực hiện đƣợc vì đối tƣợng không đồng đều.

c) Câu hỏi 3:

"Trong các cặp trường hợp sau đây, trường hợp nào trong từng cặp thầy cô cho là hiệu quả hơn, phù hợp hơn với cách đánh giá, kiểm tra?"

1

 Giáo viên chỉ cần giảng kỹ lý thuyết, truyền thụ kiến thức bảo đảm tính khoa học (10%).

 Giáo viên tóm tắt lý thuyết, công thức, định lý và hƣớng dẫn học sinh làm bài tập (90%).

2

 Giáo viên phải giảng kỹ, học sinh ghi đầy đủ không cần đọc thêm sách giáo khoa (75%).

 Giáo viên chỉ giảng chỗ khó, học sinh đọc thêm sách giáo khoa ở nhà (25%).

Trong câu 1, thì phần lớn giáo viên chọn trƣờng hợp: tóm tắt lý thuyết, công thức và định lý để hƣớng dẫn học sinh giải bài tập.

Cách chọn này hoàn toàn phù hợp với tình huống trong câu 2, giáo viên phải giảng kỹ học sinh ghi đầy đủ, không cần đọc thêm sách giáo khoa. Một điều đáng chú ý là hai cách chọn trên tập trung ở các lớp trung bình, trình độ học sinh không đồng đều và giáo viên ƣu tiên việc rèn cho học sinh cách giải bài lập hơn là truyền thụ kiến thức một cách cặn kẽ.

Ở một số trƣờng, giáo viên chỉ cần tóm tắt lý thuyết, sau đó cho bài tập mẫu và học sinh giảng theo.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 45

d) Câu hỏi 4:

"Trong các cặp giải pháp sau đây, giải pháp nào trong từng cặp hiệu quả hơn, phù hợp hơn?"

1  Giúp học sinh tiếp thu kiến thức là chính (65%)

 Giúp học sinh biết cách tự giành lấy tri thức (35%).

2

 Học sinh đƣợc khích lệ khi thuộc công thức và làm theo ý giáo viên, giải đầy đủ bài tập về nhà (60%).

 Học sinh đƣợc khích lệ khi có những ý tƣởng mới thoát khỏi bài bản (40%).

3  Giúp học sinh trau dồi kiến thức nhiều hơn kỹ năng và thái độ (60%).

 Giúp học sinh trau dồi kỹ năng và thái độ nhiều hơn là kiến thức (40%). Trong câu 1, có đến 65% ý kiến cho rằng việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức là chính và câu 2 có đến 60% học sinh đƣợc khích lệ thuộc công thức, làm theo ý giáo viên và giải bài tập về nhà: Điều này cho thấy vai trò truyền đạt kiến thức của ngƣời thầy vẫn là chính và cách học theo hƣớng tiếp thu, hiểu bài nhằm giải quyết câu trả lời "vì sao?" hơn là theo hƣớng năng động, tự tìm tòi, sáng tạo nhằm giải quyết câu hỏi "phải làm nhƣ thế nào?"

e) Câu hỏi 5:

"Trong xu thế phát triển của thời đại, để đào tạo những học sinh giỏi Toán, thầy cô chú ý vào những phẩm chất nào của học sinh? "

a. Có năng lực suy luận 41%

b. Có năng lực hiểu đề Toán 11%

c. Có năng lực rút gọn quá trình suy luận khi giải Toán 10%

d. Có trí nhớ tốt 6%

e. Linh hoạt khi lựa chọn phƣơng pháp để giải Toán 21%

f. Có tốc độ tƣ duy nhanh 6%

g. Tính toán nhanh và chính xác 5%.

Phần lớn các giáo viên đều cho rằng dạy cho học sinh biết cách suy luận là điều rất cần thiết (41%), kế đến là dạy cho học sinh biết linh hoạt lựa chọn phƣơng pháp để giải Toán (21%).

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 46

f) Câu hỏi 6:

"Để bồi dưỡng các phẩm chất năng lực nói trên, theo thầy cô phải":

b. Hƣớng dẫn học sinh lập luận giải Toán phải có căn cứ chính xác 44% c. Yêu cầu học sinh giải Toán bằng nhiều cách 25% d. Yêu cầu học sinh phải hiểu đƣợc bài toán tổng quát và bài toán tƣơng tự 19% e. Chỉ cần khai thác sâu, rộng các tác dụng khác nhau của hệ thống bài tập thích

hợp với số lƣợng vừa phải 12%

Nhƣ vậy, phần lớn các giáo viên đều cho rằng muốn rèn luyện cho học sinh năng lực suy luận thì phải chú ý đến cách lập luận có căn cứ khi giải toán của học sinh.

g) Câu hỏi 7:

"Theo thầy cô, sách giáo khoa chỉnh lý năm 2000 về cơ cấu và chương trình đã hoàn toàn hợp lý chưa?"

a. Hoàn toàn hợp lý b. Chƣa hợp lý

Phần lớn giáo viên đều cho rằng sách giáo khoa còn phải chỉnh sửa và bổ sung. Nhƣng khi chúng tôi hỏi "theo thấy (cô) phần nào là chƣa hợp lý?" các giáo viên cho rằng có nhiều nên không thể nói ra hết đƣợc!

Tóm lại:

Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy toán ở trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy, ở các trường phổ thông vẫn chưa xuất hiện nhiều phương pháp giảng dạy mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong các phương pháp cải cách giáo dục đã được Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai từ những năm 1980. Thế nhưng cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp, chứ chưa nói là thay đổi, vẫn chưa được là bao. Vì thế, việc đổi mới phương pháp học trong bộ môn toán nói riêng và các bộ môn nói chung ở nước ta hiện nay là nhu cầu cấp bách.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 47

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán cúa giáo viên và tự học toán của học sinh PTTH hiện nay tại TP (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)