1) Mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu: Theo kế hoạch, ngƣời nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên khoảng 500 học sinh của 12 trƣờng PTTH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
I. Lê Hồng Phong VII. Nguyễn Công Trứ II. Trung Học Thực Hành VIII. Nguyễn Thƣợng Hiền
III. Gò Vấp IX. Hùng Vƣơng
IV. Trƣng Vƣơng X. Lê Quý Đôn
V. Nguyễn Thị Minh Khai XI. Marie Curie
XI. Ten-lơ-man XII. Thủ Đức
❖ Cách lấy mẫu:
Ở 5 trƣờng: Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vƣơng, Lê Quý Đôn, Trƣng Vƣơng đều có cả 2 hệ là công lập và bán công. Mỗi khối chọn ra 3 lớp (mỗi lớp 10 phiếu).
Ở trƣờng PTTH Thủ Đức chọn ra 3 lớp (lớp 12) theo 3 mức để giỏi trung bình - khá, yếu. Mỗi lớp phỏng vấn trực tiếp tất cả học sinh thông qua phiếu đã chuẩn bị trƣớc.
Ở các trƣờng: Tenlơman, Nguyên Thƣợng Hiền, Marie Curie, Gò Vấp, Nguyễn Công Trứ, Trung Học Thực Hành thì chọn ngẫu nhiên từ 2 đến 3 lớp theo đặc thù riêng của trƣờng.
Tuy nhiên ở trƣờng PTTH Tenlơman là thử nghiệm đầu tiên cho việc điều tra này (gồm có phỏng vấn từng em học sinh của hầu hết các lớp, lẫn việc điều tra bằng phiếu thăm dò một vài lập thể lớp, có sự hƣớng dẫn trực tiếp của ngƣời nghiên cứu) cho nên có những lớp không thể thu đủ số liệu theo tổng số danh sách đƣợc. Đây là hạn chế khách quan.
❖ Loại bỏ những câu trả lời không hợp quy cách, phân bảng trả lời nam - nữ, các trƣờng để riêng thành từng nhóm.
2) Dụng cụ nghiên cứu:
Là một bảng câu hỏi phỏng vấn do ngƣời nghiên cứu xây dựng dựa trên sự tham khảo những đề tài tâm lý và tài liệu có liên quan, dựa trên những cơ sở lý luận đã trình bày ở chƣơng 1 và dựa vào phiếu thăm dò mở.
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 8 Việc xây dựng dụng cụ đƣợc tiến hành qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Tiếp xúc trực tiếp với 3 loại đối tƣợng - Học sinh khá, giỏi.
- Học sinh trung bình. - Học sinh yếu, kém.
Dựa theo mục tiêu và cơ sở lý luận ngƣời nghiên cứu trò chuyện trao đổi với các em học sinh về vấn đề học tập môn Toán nhƣ sau:
- Các em có thích học môn Toán không?
- Tại sao các em lại thích (hoặc không thích) học Toán? - Mục đích của việc học Toán của các em là gì?
- Ngoài việc học môn Toán trên lớp, các em có thƣờng đọc các sách báo có liên quan đến Toán không? (SGK Toán, Tài liệu tham khảo, Báo Toán học và tuổi trẻ...).
- Theo các em chƣơng trình Toán có khó học hay nặng quá, nhiều quá so với sức của các em hay không?
- Trong lớp các em có thƣờng phát biểu hoặc nêu ra những thắc mắc về những vấn đề của môn Toán không?
- Các em thƣờng dành ra bao nhiêu thời gian tự học Toán ở nhà một tuần?
- Các em có ý kiến đề nghị gì để việc học tập môn Toán đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới hay không?
Việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp này chủ yếu dựa trên một vài học sinh của cả ba khối lớp ở trƣờng Tenlơman.
Sau khi thu thập đƣợc thông tin, ngƣời nghiên cứu phân loại, đánh giá các ý kiến, thái độ học tập và các yếu lố liên quan đến việc học tập môn Toán của học sinh. Từ đó xem xét sự ảnh hƣởng của việc tự học Toán đến kết quả học tập và nhân cách của học sinh nhƣ thế nào?
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 9 Giai đoạn 2:
Từ sự phân tích kết quả việc tiếp cận trực tiếp các đối tƣợng học sinh, ngƣời nghiên cứu xây dựng dụng cụ chính thức gồm một bảng câu hỏi phỏng văn và một số câu hỏi phỏng vấn (showcard) nếu cần thiết.
Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 15 câu, có hƣớng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng yêu cầu.
3. Thu thập dữ liệu:
Cung cách trả lời: Khi học sinh trả lời, không cần phải ghi tên của mình vào bảng trả lời, để tránh sự e ngại, dè đặt và trả lời không trung thực.
Việc thu thập số liệu đƣợc tiến hành ngay sau khi phát phiếu và đƣợc dặn dò trƣớc để tránh sự trao đổi làm nhiễu thông tin lẫn nhau. Việc hƣớng dẫn cách trả lời cho học sinh ở các trƣờng, các lớp là giống nhau với cùng một nội dung để tránh các yếu tố khác biệt về tâm lý.
4. Xử lý số liệu:
Loại bỏ những bảng trả lời mâu thuẫn.
Phân loại theo nam - nữ
Phần mở đầu và câu: đếm tần số.
Các câu còn lại nếu không mâu thuẫn thì nhập số liệu.
5. Phương pháp
Điều tra, khảo sát tình hình tự học bộ môn Toán học của học sinh một số trƣờng PTTH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh dựa vào một số chỉ tiêu nhƣ: lập kế hoạch học tập, thời gian đầu tƣ, hình thức học, phƣơng pháp, chất lƣợng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc học lập của học sinh.
1. Điều tra (bằng phiếu thăm dò ý kiến):
Việc thăm dò ý kiến đƣợc tiến hành dựa vào phiếu điều tra để thu thập các ý kiến của đủ loại học sinh.
Việc thăm dò ý kiến qua những đợt trò chuyện trao đổi với học sinh mang tính chất cá nhân mà nội đung câu hỏi sẽ đƣợc lồng vào tùy từng tình huống cụ thể.
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 10
2. Nghiên cứu tài liệu
❖ Qua các chƣơng trình đã nghiên cứu trƣớc đó, rút ra những yếu tố để xây dựng dụng cụ thang đo của mình.
❖ Qua những sách báo có liên quan.
❖ Qua tạp chí Toán học và Tuổi trẻ, Giáo dục và Sáng tạo, Nghiên cứu khoa học, Tạp chí khoa học..
❖ Thông qua trò chuyện trao đổi nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô, anh chị đã đi vào nghiên cứu trƣớc đó.
3. Phương pháp Toán thống kê
Dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu ❖ Tính theo tỷ lệ phần trăm, tần số, trung bình. ❖ Kiểm nghiệm chi bình phƣơng.
❖ Tính hệ số tƣơng quan. ❖ Phân tích nội dung.
KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 11
CHƢƠNG III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU