PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự luận văn ths luật (Trang 43 - 58)

SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.4.1. Những hệ thống luật cơ bản trên thế giới liên quan đến vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự

Tất cả các hệ thống thủ tục tố tụng trong truyền thống luật dân sự đều có nguồn gốc chung từ luật Roman, theo đó thủ tục tố tụng dân sự là trung tâm và nền tảng, các hệ thống thủ tục đặc biệt khác, kể cả thủ tục tố tụng hình sự, cũng phát triển theo hướng như là sự biến đổi trên cơ sở thủ tục tố tụng dân sự. Điểm đáng lưu ý ở đây là ngay từ những Bộ luật quy định về thủ tục tố tụng dân sự ở giai đoạn sơ khai nhất cũng đã có sự hiện diện vai trị của Luật sư trong đó. Hơn thế Luật sư cịn là người phối hợp với Thẩm phán để đưa phiên tòa đến kết quả cuối cùng. Vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự là không thể thiếu.

Trên thế giới hiện tồn tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống luật Anh-Mỹ, hệ thống pháp luật

37

Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam… Tuy nhiên hầu hết hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa đều là hệ thống pháp luật có tính pháp điển hóa rất cao, luật thực định ưu thế hơn nhiều so với luật tố tụng, Thẩm phán không tham gia vào hoạt động lập pháp và hình thức pháp luật của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống pháp luật thành văn. Vì vậy, trên thực tế chỉ có hai hệ thống pháp luật được xem là chủ yếu gồm:

- Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (còn gọi là luật dân sự truyền thống – Civil Law). Đại diện cho Luật này là các nước như: Pháp, Đức, Nhật bản, Mỹ La-tinh, phần lớn Châu Phi và nhiều nước Trung âu và Châu Á.

- Hệ thống luật Anh-Mỹ (Common – Law). Đại diện cho hệ thống Luật này là nước Anh và các nước từng thuộc đế chế Anh như Mỹ, Úc, Singapo, Hồng Kong, Canada.

Tương ứng với hai hệ thống pháp luật trên là hai thủ tục tố tụng: Thủ tục tố tụng thẩm vấn (xét hỏi) và thủ tục tố tụng tranh tụng. Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay các hệ thống pháp luật ngày càng xích lại gần nhau hơn, tiếp thu những ý kiến tích cực của nhau để phát triển, thích nghi với các nhu cầu phát triển xã hội. Nếu như trước đây một số quốc gia chỉ áp dụng thủ tục tố tụng thẩm vấn hoặc thủ tục tố tụng đơn thuần, thì ngày nay nhiều quốc gia đã áp dụng cả hai thủ tục trên cơ sở phối hợp hài hòa.

Hệ thống Luật Châu Âu lục địa bắt nguồn từ luật La mã cổ đại được cập nhật vào thế kỷ 6 sau cơng ngun bởi Hồng đế Justinian và hệ thống pháp luật của Nhà thờ Thiên chúa giáo đóng vai trị hịa hợp hàng ngàn luật địa phương.

Một đặc điểm của thủ tục tố tụng dân sự truyền thống là việc xét xử bằng miệng hay bằng văn bản. Trong các nước theo hệ thống Luật dân sự, thoạt tiên người ta có thể nghĩ rằng việc xét xử được thực hiện hoàn toàn bằng

38

hình thức miệng: nhân chứng thề về những lời khai của họ và những lời khai đó được kiểm tra đối chất bằng miệng với sự có mặt của Thẩm phán và Hội thẩm. Các Luật sư trình bày bằng miệng về những kiến nghị và phản đối, cuối cùng thẩm phán ra phán quyết miệng về những vấn đề đó. Nhưng thật sự q trình tố tụng diễn ra bằng hình thức viết chứ không chỉ bằng miệng. Chính những câu hỏi mà Thẩm phán dùng để hỏi nhân chứng là được đưa ra trên cơ sở câu hỏi viết mà các Luật sư đã đưa lên. Điều này đôi khi cũng làm người ta lầm tưởng câu hỏi dành cho nhân chứng là do các thẩm phán đưa ra chứ không phải do Luật sư đưa ra. Thực ra cả hai hệ thống luật thông pháp và luật

dân sự đều dùng hình thức“khơng tích cực” nghĩa là việc quyết định đưa ra

vấn đề gì, chứng cứ nào và tranh luận về cái gì gần như hoàn toàn dành cho các bên đương sự. Ở những nơi Thẩm phán dân sự đặt câu hỏi cho nhân chứng, họ làm như vậy là vì yêu cầu của Luật sư và họ thường giới hạn câu hỏi của mình trong phạm vi các câu hỏi mà Luật sư đưa lên.

Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của hệ thống luật dân sự truyền thống. Khi mà người ta khơng thể để Luật sư tham gia phiên tịa bằng lời nói. Thơng thường các Luật sư muốn đặt câu hỏi cho nhân chứng trước hết

phải chuẩn bị một tuyên bố viết về “những yêu cầu và bằng chứng” miêu tả

những điều mà họ muốn hỏi nhân chứng. Những yêu cầu này được chuyển đến cả Thẩm phán và Luật sư bên kia trước phiên họp kiểm tra nhân chứng. Việc này khiến Luật sư bên kia (và có thể là chính nhân chứng) có thể biết trước mình bị thẩm vấn cái gì và chuẩn bị sẵn, ảnh hưởng sâu sắc hơn đến tâm lý Luật sư. Việc đưa trước đề nghị về chứng cứ dưới dạng câu hỏi khiến lời khai của nhân chứng có trọng tâm và loại bỏ khả năng diễn biến bất ngờ của vụ án. Điều này dẫn đến hoạt động cơ bản của Luật sư trong tố tụng thường chỉ bao gồm làm những kiến nghị cho Thẩm phán, đặt trước những câu hỏi

39

cho nhân chứng. Điều này được minh chứng rõ nét nhất ở hệ thống pháp luật của hai nước: Pháp, Nhật.

Ở Pháp vai trò của Thẩm phán trong tố tụng xét hỏi là rất lớn. Hầu như có ý nghĩa quyết định tồn bộ q trình tố tụng. Phiên tịa trong tố tụng xét hỏi nhiều khi rơi vào tình trạng diễn lại những gì đã có, đã thể hiện trong hồ sơ. Vai trò của Luật sư và của những người tham gia tố tụng khác đều bị chi phối thông qua Thẩm phán (điều này đã gần như trở thành thói quen cố hữu của LTTDS Việt Nam). Luật sư chỉ được hỏi hoặc được phép đặt câu hỏi sau khi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và đại diện Viện kiểm sát đã hỏi xong. Về cơ bản việc xét hỏi đã được định hình theo chủ ý của Thầm phán chủ tọa phiên tịa nói riêng và Hội đồng xét xử nói chung. Các câu hỏi của Luật sư nhiều khi rơi vào quên lãng, ít được chú ý.

Ở Nhật Bản, theo BLTTDS Nhật Bản loại trừ tố tụng theo thủ tục rút gọn, cịn thì tranh tụng phải thực hiện bằng văn bản: các bên đương sự hoặc Luật sư của đương sự phải chuẩn bị một tài liệu gọi là bản tóm tắt, qua đó các bên thông báo những lời biện luận của mình. Các ý kiến tấn công, bảo vệ hoặc lời trình bày trước yêu cầu của bên kia phải được bao hàm trong bản tóm tắt [14; Điều 161]. Bản tóm tắt được nộp cho Tịa án và sẽ được Tòa án tống đạt cho bên kia. Bản tóm tắt do người bị đơn hoặc đương sự kháng cáo nộp gọi là tóm tắt trả lời.

Hệ thống Common – Law (Anh, Mỹ): Hệ thống thông luật bắt đầu phát

triển ở nước Anh gần một thiên niên kỷ trước đây. Trước khi nghị viện Anh được thành lập, các Thẩm phán Hoàng gia Anh đã bắt đầu đưa ra phán quyết

dựa trên luật “tập tục chung” cho cả vương quốc. Tập hợp các phán quyết

được tích lũy dần, trong đó có các luật gia uy tín hỗ trợ cho quá trình này. Trong quá trình xây dựng một hệ thống pháp luật linh hoạt và phù hợp với bản thân mình, nước Anh ít bị tác động hơn bởi nguồn như hệ thống luật

40

Châu Âu lục địa. Sau này những người Anh khai hoang đến nước Mỹ cũng mang theo những truyền thống này.

Trong tố tụng dân sự nước Mỹ, đối với các thủ tục tranh tụng, thẩm phán giữ vai trò của người trọng tài. Thẩm phán khơng có trách nhiệm tìm ra sự thực. Do khơng chuẩn bị hồ sơ từ trước nên các chứng cứ đều do các bên trực tiếp đưa ra trong quá trình tranh tụng. Tại phiên tịa thẩm phán chỉ kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của những chứng cứ này. Vai trị của đương sự và Luật sư của họ được đề cao, được phát huy tối đa thậm chí giữ vai trị chủ động trong quá trình tranh tụng.

Như vậy, LTTDS ở các nước theo hệ thống án lệ đã có sự xác định rất rõ ràng vị trí, vai trò của Luật sư trong các vụ án dân sự. Theo tinh thần của hệ thống luật này, Luật sư có một vị trí thực sự quan trọng, và các nhà làm luật đánh giá cao sự tham gia của Luật sư trong các vụ án dân sự. Rõ ràng các nhà làm luật không chỉ chú trọng đến quyền tự do định đoạt, quyền tự chứng minh của các bên đương sự một cách đơn thuần mà còn bảo đảm quyền lợi của chính đương sự bằng cách họ tìm cho mình sự trợ giúp từ phía những chuyên gia am hiểu về luật pháp, đảm bảo cho họ khơng rơi vào tình thế bất lợi bởi sự áp đảo từ phía đối lập về khả năng sử dụng, vận dụng điều luật cũng như sử dụng những gì pháp luật cho phép để tự bảo vệ mình.

Tuy có những điểm khác nhau căn bản về cách thức và thủ tục tố tụng song cả hệ thống luật dân sự truyền thống Châu Âu lục địa và hệ thống luật Anh – Mỹ đều coi trọng sự tham gia của Luật sư với vai trò người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Các nhà làm luật cũng như các Thẩm phán coi việc đương sự có Luật sư bên cạnh là việc đương nhiên, là điều cần phải có, thậm chí Thẩm phán khơng muốn xét xử khi đương

sự phải “đơn phương độc mã” mà khơng có Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích

41

trí trung tâm, là người mà đương sự hồn tồn tin cậy. Luật sư đôi khi không

giống như “người diễn viên chính” dẫn dắt vụ án đến kết quả cuối cùng. Để

có được vị trí và sự tơn trọng cao như vậy, ngồi trình độ nghiệp vụ, lịng tận tâm, và tư cách đạo đức của Luật sư, một phần khơng nhỏ cịn nhờ vào hành

lang pháp lý mà pháp luật đã tạo cho Luật sư để họ “có đất” phát huy hết khả

năng của mình. Sự tham gia của Luật sư trong vụ án dân sự được coi là một

trong những yếu tố cơ bản tạo nên “nền văn minh tư pháp” cho bất cứ quốc

gia nào, dù họ theo hệ thống luật Châu Âu lục địa hay hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.

1.4.2 Quy định của pháp luật một số nước đại diện cho các hệ thống Luật cơ bản về vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự

Trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều coi chế định Luật sư là một chế định trụ cột, không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của Đất nước mình. Trong các chế định Luật sư đó vai trị của Luật sư trong TTDS cũng được pháp luật TTDS các nước ghi nhận tương đối cụ thể. Để có thể liên hệ với vai trò của Luật sư trong TTDS Việt Nam, tác giả xin trình bày một số quy định của pháp luật ở một số nước trên thế giới đại diện cho các hệ thống luật cơ bản về vai trò của Luật sư trong TTDS.

1.4.2.1 Đại diện cho hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (còn gọi là luật dân sự truyền thống – Civil law)

* Cộng hòa Pháp

Pháp là một quốc gia mà nghề Luật sư được hình thành từ rất sớm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nghề Luật sư tại Pháp bắt đầu hình thành từ thời trung cổ và là một nghề giữ vị trí quan trọng trong xã hội pháp

[42]. Trong tuyên ngôn nhân quyền của Pháp năm 1789 khẳng định: “Không

42

Luật sư là bắt buộc vào thời điểm đầu thế kỷ 19, Pháp quy định có ba hình thức trợ giúp pháp lý như sau:

- Luật sư biện hộ trước Tòa án

- Đại tụng viên (đại diện cho khách hàng bằng văn bản viết trước Tòa án)

- Tư vấn pháp lý, giúp đỡ cho các tổ chức và cá nhân trong hoạt động kinh tế, dân sự.

Ba hình thức này tồn tại đến năm 1971. Năm 1971 bằng Luật sư số 71- 1130 ngày 31/12/1971, nghề biện hộ và nghề đại tụng viên được nhập thành nghề Luật sư biện hộ. Tiếp đó đến năm 1990, theo Luật 90 – 1259 ngày 31/12/1990 nghề Luật sư biện hộ với nghề tư vấn thành một nghề mới là nghề Luật sư. Nghề Luật sư là một nghề tự do. Những người hành nghề này vừa có thể tranh tụng trước Tịa án vừa có thể thực hiện tư vấn pháp luật và họ không được phép kiêm nhiệm nghề khác như tham gia hoặc làm công ăn lương tại một doanh nghiệp. Nhưng nếu kiêm nhiệm như nghề giáo viên hoặc là thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ thì Luật lại cho phép.

Theo Điều 1 Luật 90-1259 “Nghề luật sư là một nghề tự do và độc

lập”. Người hành nghề này được tham gia các lĩnh vực khác nhau như: dân

sự, hình sự, hành chính…Riêng trong lĩnh vực tố tụng, dựa trên cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự, để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, Bộ luật TTDS Pháp cho phép đương sự tự do lựa chọn người đại diện hoặc người

giúp đỡ mình trong tố tụng. Điều 19 Bộ luật TTDS Pháp quy định: “Các

đương sự tự do lựa chọn người bào chữa để họ đại diện cho mình hoặc giúp đỡ mình tùy từng trường hợp pháp luật cho phép hay bắt buộc”. Như vậy

cũng giống như quy định của pháp luật Việt Nam, Luật sư Pháp được tham gia tố tụng với hai tư cách: đại diện và trợ giúp (biện hộ)

43

Về vai trò của Luật sư, Bộ luật TTDS Pháp coi Luật sư có vai trị rất quan trọng, thể hiện qua các quyền:

- Nộp đơn khởi kiện với tư cách là người được ủy quyền đặc biệt tại phòng thư ký Tòa án;

- Yêu cầu thay đổi Thẩm phán với tư cách là người đại diện của đương sự ủy quyền riêng về việc thay đổi Thẩm phán trong những trường hợp Luật định (Điều 314)

- Cùng người chưa thành niên đến khai báo trước tòa;

- Ra lệnh thẩm cứu, theo dõi việc thực hiện các biện pháp thẩm cứu ở bất cứ nơi nào có thể, nêu nhận xét và đưa ra những yêu cầu liên quan đến việc thực hiện các biện pháp thẩm cứu ngay cả khi đương sự khơng có mặt (Điều 162)

- Tham gia tranh luận tại phiên tòa, giúp các đương sự trình bày ý kiến bảo vệ quyền lợi cho mình (Điều 441)

Như vậy, ở Pháp vai trò của Luật sư được đánh giá rất cao, là nhân tố không thể thiếu trong việc bảo vệ quyền con người. Pháp là một quốc gia có chế định Luật sư rất phát triển nên trong quá trình xây dựng các quy định của pháp luật Luật sư, các nhà làm luật Việt Nam cũng cố gắng kết hợp những quy định tiến bộ, phù hợp của Pháp về vai trò của Luật sư với những quy định đặc thù của Luật sư Việt Nam.

* Nhật Bản

Theo LTTDS Nhật Bản, để giải quyết những vấn đề về dân sự tại Tịa án có hai hình thức giải quyết: tố tụng và điều đình [28]. Tố tụng là chế độ Chánh án nghe hai bên đương sự khai trên cơ sở điều tra chứng cứ, dựa vào pháp luật để quyết định lời khai của bên nào đúng. Cịn điều đình là phương pháp giải quyết các vấn đề rắc rối trong dân sự thông qua đối thoại với nhau nên khi điều đình phải có mặt các bên đương sự. Nếu muốn đương sự có thể

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự luận văn ths luật (Trang 43 - 58)