VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.3.1 Thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Trước khi Việt Nam bị Thực Dân Pháp xâm chiếm, việc xét xử của nước ta do quan lại phong kiến tiến hành, không có sự tham gia của Luật sư.
Sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, năm 1884 Toàn quyền Pháp ký sắc lệnh thành lập Luật sư đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội gồm có Luật sư pháp và Luật sư Việt Nam đã nhập quốc tịch Pháp. Các Luật sư chỉ biện hộ cho người Pháp trước Tòa án Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp. Sắc lệnh ngày 30/01/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm Luật sư. Sắc lệnh cuối cùng của người Pháp về Luật sư là Sắc lệnh ngày 25/5/1930 về tổ chức Luật sư Đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Sắc lệnh này đã mở rộng Luật sư không chỉ biện hộ ở Tòa án Pháp mà cả trước tòa Nam án, không chỉ bào chữa cho người có quốc tịch Pháp mà bào chữa cho cả người không có quốc tịch Pháp. Theo sắc lệnh này, thực dân Pháp tổ chức hội đồng Luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn có người Việt Nam tham gia biện hộ với các điều kiện:
+ Phải tốt nghiệp đại học khoa luật
+ Phải tập sự trong một văn phòng biện hộ của Luật sư tập sự với thời gian 5 năm
25
Sau đó phải qua sát hạch và được Hội đồng Luật sư công nhận thì mới trở thành Luật sư chính thức, có quyền mở văn phòng tập sự và nhận khách hàng riêng. Trước khi vào tập sự cũng như công nhận chính thức, người Luật sư phải tuyên thệ trước Tòa án thực dân không được làm điều gì trái với pháp luật và triệt để trung thành với chế độ thực dân.
1.3.2 Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay
1.3.2.1 Thời kỳ từ 1945 đến 1975
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Là người luôn quan tâm đến nghề Luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi người dân, đặc biệt là quyền tự do bào chữa của công dân nên chỉ sau 11 ngày kể từ ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 33C ngày 13/09/1945 về việc thành lập Tòa án quân sự trong đó khẳng định “Bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho mình”. Tiếp đó ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức Đoàn Luật sư, theo Sắc lệnh này, tổ chức các đoàn Luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được tạm giữ như Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của người Pháp, nhưng có một số quy định quan trọng phù hợp với chế độ mới. Sắc lệnh số 46/SL là Sắc lệnh đầu tiên về Luật sư của Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã thể hiện sự quan tâm của chính phủ cách mạng lâm thời và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chế định Luật sư ở nước ta. Tuy nhiên ngay sau đó, dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, một số Luật sư đã tham gia kháng chiến, một số Luật sư khác chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác. Số Luật sư ở chế độ cũ chuyển sang phục vụ chế độ mới và có điều kiện tham gia tố tụng còn rất ít. Vì vậy, vào thời kỳ này hoạt động của Luật sư hầu như bị ngừng lại do đó vai trò của Luật sư cũng không được thể hiện.
26
Mặc dù vậy, văn bản quan trọng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Hiến pháp đầu tiên được Quốc Hội thông qua ngày 09/11/1946 quy định
không quên khẳng định các quyền con người, trong đó quy định “Các phiên
tòa đều xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào chữa lấy hoặc nhờ Luật sư” [22; đ67]. Cho tới thời gian này dù chưa có quy
định riêng về sự tham gia của Luật sư trong tố tụng dân sự, nhưng cũng cho thấy ngay từ giai đoạn sơ khai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ những văn bản pháp luật đầu tiên về thủ tục xét xử đã có sự xuất hiện của Luật sư trong giai đoạn tố tụng. Vì vậy, vai trò, vị trí của người Luật sư Việt Nam cũng không được thể hiện rõ nét trong giai đoạn này.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong kháng chiến các Luật sư đều tham gia công tác tại các cơ quan quân, dân, chính, đảng. Để khắc phục tình trạng thiếu luật, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định chế định bào chữa viên cho các bị cáo tại các Tòa án. Đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng dân sự, Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng cho người không phải là Luật sư cũng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong vụ án dân sự. Để cụ thể hóa Sắc lệnh số 69/SL, Bộ tư pháp đã ban hành nghị định số 1/NĐ-VY ngày 12/1/1950 ấn định điều kiện để trở thành bào chữa viên và quy định cả về chế độ phụ cấp của bào chữa viên theo Sắc lệnh và Nghị định trên thì:
- Người bào chữa do đương sự và bị can tự chọn, nếu không phải là Luật sư thì phải được Tòa án công nhận.
- Điều kiện để trở thành người bào chữa do đương sự, bị can mời hoặc do Tòa án cử bao gồm: có quốc tịch Việt Nam, ít nhất 21 tuổi, hạnh kiểm tốt và không can án.
Sau khi Bộ Tư Pháp giải tán năm 1960, công tác hành chính tư pháp do Tòa án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Năm 1963 văn
27
phòng Luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là văn phòng Luật sư Hà Nội. Văn phòng này được quy định nhiệm vụ như sau:
- Bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên đương sự trong vụ án dân sự
- Giải đáp pháp luật cho nhân dân và cán bộ
- Làm giúp đương sự những đơn từ và các văn kiện pháp luật như hợp đồng, khế ước…
- Góp phần tuyên truyền pháp luật thông qua xét xử tại phiên tòa.
Sau khi văn phòng Luật sư Hà Nội ra đời, nhu cầu có Luật sư bào chữa và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước tòa ngày càng tăng, vai trò của Luật sư ngày càng được thể hiện. Ban đầu các Luật sư hầu như chỉ nhận được những vụ việc từ sự chỉ định của Tòa án, nhưng dần dần người dân bắt đầu quan tâm đến sự hiện diện của Luật sư và họ bắt đầu tự tìm đến Luật sư bằng cách trực tiếp đến văn phòng Luật sư yêu cầu sự trợ giúp.
Năm 1972, Ủy ban pháp chế của Chính phủ được thành lập. Năm 1974, Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao văn phòng Luật sư sang ủy ban pháp chế của Chính Phủ theo chức năng quy định tại Nghị định số 190/CP.
Thời kỳ cả nhân dân miền Bắc và miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tại Miền Nam, chính quyền Việt Nam cộng hòa (chính quyền Ngô Đình Diệm) cũng ban hành Luật số 1/62 ngày 08/01/1962 ấn định Quy chế Luật sư và tổ chức Luật sư đoàn, trong đó có quy định về điều kiện trở thành Luật sư và điều kiện hành nghề Luật sư.
1.3.2.2 Thời kỳ từ 1975 đến năm 1987
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng ngày 30/4/1975, Đất nước thống nhất. Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm; tổ chức Luật sư được
28
thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý [23; đ133]. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Tòa án năm 1981 quy định tại
Điều 9: “các đương sự có quyền nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi của mình”.
Đây có thể coi là một điểm mốc quan trọng ghi nhận lại sự khôi phục của Tổ chức Luật sư nước ta sau một thời gian dài bị gián đoạn.
Ngày 20/11/1981, Bộ Tư pháp được thành lập lại. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ hoạt động hành chính tư pháp, trong đó các chức năng quản lý hoạt động Luật sư. Ngày 31/10/1983, Bộ tư pháp ban hành thông tư số 691/QLTPK hướng dẫn về công tác bào chữa. Luật tổ chức Chính phủ quy định việc quản lý nhà nước đối với hoạt động Luật sư, tư vấn pháp luật thuộc chức năng của Chính phủ [24; đ18].
Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 đến năm 1987, ở nước ta không có tổ chức Luật sư mà thay vào đó là tổ chức bào chữa viên. Mặc dù vậy, tổ chức bào chữa viên trên thực tế đã thực hiện một phần chức năng quan trọng của Luật sư bào chữa cho bị cáo và bênh vực cho các đương sự trong vụ án hình sự và dân sự. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tổ chức bào chữa trong thời gian này đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần bảo vệ và tăng cường pháp chế XHCN.
1.3.2.3 Thời kỳ từ 1987 đến năm 2001
Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Luật sư. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định tương đối chi tiết và hoàn chỉnh về tổ chức, hoạt động của Luật sư, tạo môi trường vững chắc hơn cho Luật sư thực hiện nhiệm vụ của mình. Pháp lệnh này là sự cụ thể hóa Điều 133 Hiến pháp năm 1980 đồng thời được chỉ đạo bởi tư tưởng đổi mới của Đảng năm 1986. Trong Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 ngay tại Điều 2
29
vai trò của tổ chức Luật sư đã được khẳng định : “Bằng hoạt động của mình
tổ chức Luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế XHCN, tăng cường quản lý kinh tế và quản lý xã hội theo pháp luật; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần giải quyết vào vụ án được khách quan, đúng pháp luật; thực hiện dân chủ XHCN; giáo dục công dân tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống XHCN”. Hoạt động của
Luật sư không chỉ bào chữa trong các vụ án hình sự mà còn tham gia các hoạt động khác như tham gia tố tụng tại Tòa theo yêu cầu của đương sự trong vụ kiện dân sự, tư vấn pháp lý và các dịch vụ pháp lý khác. Cụ thể Điều 13 Pháp lệnh tổ chức Luật sư quy định:
- Tham gia tố tụng với tư cách là bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa quân sự; đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án lao động;
- Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài;
- Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức
Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến Pháp về chế định Luật sư, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ Luật sư ở Việt Nam. Có thể nói từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, đây là văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy định về tổ chức và hoạt động Luật sư.
Pháp lệnh chứa đựng những quy định cơ bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của Luật sư với nội dung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam lúc đó. Pháp lệnh tổ chức Luật sư đầu tiên của Nhà nước ta ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển tổ chức Luật sư chuẩn bị bước vào công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội. Pháp lệnh đã đáp ứng một phần quan trọng vào hoạt động của các đoàn Luật sư trong cả nước, tạo
30
điều kiện cho Luật sư thể hiện vai trò của mình trong việc đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân, tổ chức trong tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời giúp Tòa án và cơ quan tiến hành tố tụng khác giải quyết các vụ án khách quan, chính xác, đúng pháp luật. Pháp lệnh cũng đã xây dựng được các quyền và nghĩa vụ của Luật sư một cách khá cụ thể.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 đã bộc lộ những bất cập không còn phù hợp với thực tế sống động của đời sống xã hội trong giai đoạn mới của Đất nước. Chính vì vậy, những quy định trong pháp lệnh lại trở thành rào cản, làm cho hoạt động của Luật sư chưa đáp ứng được nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của xã hội, những hạn chế chủ yếu đó là:
- Pháp lệnh không phân biệt tổ chức và hoạt động của Hội nghề nghiệp Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư. Do vậy, vừa gây lúng túng cho tổ chức và hoạt động của đoàn Luật sư, của cá nhân các Luật sư. Mặt khác, khiến công tác quản lý của Nhà nước gặp nhiều khó khăn do không phân định rõ phạm vi quản lý nghề nghiệp và thẩm quyền quản lý của Nhà nước. Cá nhân Luật sư và Văn phòng Luật sư hay Công ty luật là những chủ thể hoàn toàn khác nhau.
- Về tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Luật sư, Pháp lệnh quy định những người có trình độ tương đương đại học Luật cũng được gia nhập Đoàn Luật sư để hành nghề Luật sư. Đây là biện pháp tình thế phản ánh thực trạng đội ngũ Luật sư những năm đầu đổi mới nhưng sau 15 năm quy định này không còn phù hợp nữa. Xã hội đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng của đội ngũ Luật sư.
- Về vấn đề Luật sư kiêm nghiệm: thông lệ hành nghề của Luật sư trên
31
doanh bằng các nghành nghề khác. Đội ngũ Luật sư kiêm nhiệm của Việt Nam lại chiếm phần lớn là cán bộ, công chức đang công tác tại cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước, do vậy trên thực tế cũng không còn phù hợp với thực tế phát triển đội ngũ Luật sư và cả hệ thống pháp luật hiện hành.
- Về quản lý tổ chức, hoạt động Luật sư: Pháp lệnh chưa xác định rõ hoạt động Luật sư là một nghề, từ đó chưa quy định rõ nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động Luật sư, xử lý chưa phù hợp quan hệ quản lý nhà nước và vai trò tự quản của tổ chức Luật sư. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước cũng như việc nâng cao vai trò hoạt động của Luật sư.
Từ những hạn chế của Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987, ngày 29/11/1989 Hội đồng Nhà nước thông qua PLTTGQCVADS. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay quy định một cách có hệ thống về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Những quy định vai trò của Luật sư trong việc giải quyết các vụ án dân sự đã được ghi nhận đúng mức và quy định một cách cụ thể hơn. Người Luật sư trong tố tụng dân sự không chỉ được công nhận với tư cách là người đại diện cho đương sự mà còn có thể có tư