VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự luận văn ths luật (Trang 70)

DÂN SỰ

Trong phạm vi của Luận văn này, tố tụng dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp, có nghĩa là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho Tòa án trong việc xem xét và giải quyết vụ việc dân sự [37; tr.243]. Trình tự này bao gồm các giai đoạn TTDS khác nhau và được kể đến từ khi phát sinh vụ kiện tại Tòa án đến khi Tòa án ra một phán quyết có hiệu lực pháp luật. Tham gia vào các giai đoạn tố tụng khác nhau, vai trò của Luật sư sẽ thể hiện bằng các hành vi tố tụng khác nhau.

2.3.1. Vai trò của Luật sư tại Tòa án cấp sơ thẩm

2.3.1.1. Vai trò của Luật sư trong giai đoạn khởi kiện, yêu cầu và thụ lý vụ việc dân sự

Ở giai đoạn đầu này, Luật sư thể hiện vai trò đầu tiên của mình trong việc đưa ra lời khuyên về tính khả thi cho vấn đề mà thân chủ muốn giải quyết qua một phiên tòa, phiên họp những điểm được và mất trong một vụ việc nếu phải đưa ra Tòa án. Cùng lúc đó Luật sư tiến hành thẩm tra lại những dữ kiện do thân chủ cung cấp, nghiên cứu các tài liệu, chuẩn bị giấy tờ hồ sơ và thực hiện công việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lý để tư vấn cho khách hàng một cách chính xác và phù hợp với quy định của pháp luật.

Khởi kiện, yêu cầu và thụ lý vụ việc là hoạt động đầu tiên của đương sự và Tòa án trong TTDS. Việc đương sự thực hiện tốt quyền khởi kiện, yêu cầu của mình sẽ tạo được những tiền đề cần thiết để họ bảo vệ được quyền và lợi ích của mình trước Tòa án. Đương sự thực hiện tốt quyền này giúp cho Tòa án có những thuận lợi nhất định trong thụ lý, giải quyết vụ việc. Trong giai đoạn này vai trò của Luật sư tương tự như một người tư vấn pháp luật.

64

Thông thường việc khởi kiện, yêu cầu vụ việc phải đáp ứng những điều kiện nhất định Tòa án mới thụ lý, như điều kiện về chủ thể, thời hiệu, thẩm quyền của Tòa án, chứng cứ...v.v. Trên thực tế do thiếu hiểu biết pháp luật nên trong nhiều trường hợp đương sự thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu của mình chưa tốt, như khởi kiện, yêu cầu vụ việc chưa đúng thẩm quyền của Tòa án hoặc tiến hành khi đã hết thời hiệu khởi kiện, yêu cầu; không cung cấp được các chứng cứ, tài liệu cho vụ án khi khởi kiện, yêu cầu ...Việc Luật sư tham gia ngay từ trước khi khởi kiện, yêu cầu và tư vấn cho đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, yêu cầu sẽ có vai trò giúp đương sự khắc phục được những hạn chế đó thực hiện tốt quyền khởi kiện, yêu cầu của mình.

Luật sư trong giai đoạn này có vai trò tư vấn mọi khía cạnh pháp lý cho đương sự, hướng dẫn đương sự trong việc quyết định khởi kiện, yêu cầu hay không khởi kiện, yêu cầu; hướng dẫn đương sự viết và nộp đơn khởi kiện; đơn yêu cầu; hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ…

- Luật sư hướng dẫn đương sự trong việc quyết định khởi kiện, yêu cầu hay không khởi kiện, yêu cầu

Là người hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm tham gia tố tụng, Luật sư giới thiệu, giải thích các qui định của pháp luật, giúp đương sự hiểu rõ các qui định của pháp luật nội dung liên quan đến vụ việc và các quy định của pháp luật TTDS. Trên cơ sở đó, đương sự nhận thức đúng được quyền lợi, nghĩa vụ của mình, thấy rõ thiệt hơn trong việc giải quyết tranh chấp, yêu cầu tại Tòa án để họ quyết định việc đàm phán với đương sự bên kia giải quyết tranh chấp hay khởi kiện, yêu cầu đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp cần đưa sự việc ra Tòa án thì Luật sư giúp đương sự lựa chọn đúng bị đơn, người bị yêu cầu, Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xác định được thời điểm khởi kiện, yêu cầu, lựa chọn được các yêu cầu đưa ra cho Tòa án giải quyết.

65

Việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án hay không thuộc quyền tự định đoạt của các đương sự. Các vụ việc dân sự chỉ được xem xét và giải quyết theo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự hoặc trong một số trường hợp nhất định theo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Tuy vậy, trong nhiều trường hợp đương sự cũng không tự quyết định được có nên khởi kiện, yêu cầu hay không. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định lợi ích của chính bản thân họ. Có nghĩa là trong trường hợp cụ thể đó, Luật sư tư vấn cho họ khởi kiện, yêu cầu thì có lợi hay không có lợi? Khả năng thắng kiện của họ đến đâu và khả năng của bản án, quyết định được đưa vào thi hành trong thực tế như thế nào?

Luật sư không chỉ nắm bắt pháp luật mà còn hiểu được trạng thái tâm lý khách hàng của mình. Không nên chỉ khởi kiện, yêu cầu vì một mục đích là thoả mãn tính kiêu ngạo và tính hiếu thắng của khách hàng. Trong mọi trường hợp, Luật sư đều phải phân tích mọi khía cạnh pháp lý để đương sự tự nhận thức được việc khởi kiện, yêu cầu hay không khởi kiện, yêu cầu là cần thiết. Luật sư phân tích để đương sự thấy rằng khởi kiện là một quyền của họ nhưng họ có thể không thực hiện quyền đó mà vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ bằng các biện pháp khác như thương lượng, hòa giải, khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hay giải quyết bằng con đường trọng tài. Ngược lại, trong một số trường hợp cần lý giải để đương sự thấy rằng khởi kiện là một quyền và nếu họ không thực hiện quyền đó thì không còn phương cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hoặc không thực hiện ngay thì có thể bị mất đi quyền khởi kiện của mình ví dụ hết thời hiệu khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự.

- Luật sư tư vấn cho đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và các đơn yêu cầu khác

66

Đơn khởi kiện, đơn yêu cầu là một văn bản pháp lý có giá trị tố tụng quan trọng. Tòa án chỉ giải quyết vụ việc dân sự khi đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết. Đơn khởi kiện, đơn yêu cầu

chính là “ngòi nổ”; là tiền đề việc giải quyết tranh chấp, yêu cầu tại Tòa án.

Đơn khởi kiện, đơn yêu cầu là văn bản trong đó nguyên đơn trình bày quá trình diễn biến của vụ việc cũng như những lý lẽ, tài liệu, chứng cứ dùng để làm căn cứ chứng minh bảo vệ quyền lợi ích của mình mà họ cho rằng đã bị bị đơn xâm phạm. Thông thường khi đương sự viết một đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đương sự thường bỏ qua các yếu tố về hình thức mà chủ yếu chỉ yêu cầu Toà án xem xét và giải quyết yêu cầu của mình. Một đơn kiện, đơn yêu cầu như thế có thể không bao hàm hết những nội dung mà nguyên đơn, người yêu cầu muốn trình bày.

Đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó cũng không có ý nghĩa tạo ra một sự chú ý từ phía Toà án. Vì vậy, Luật sư giúp đương sự viết đơn hoặc tự mình viết đơn cho đương sự để đơn khởi kiện, đơn yêu cầu được Luật sư soạn theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 164 BLTTDS. Luật sư cũng thể hiện vai trò của mình trong việc tư vấn cho đương sự lưu ý đến một số yếu tố quan trọng như: Toà án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện; đơn yêu cầu. Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, đơn yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp.

Sau khi viết xong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Luật sư và đương sự ngồi với nhau để xem lại lần cuối những nội dung trước khi gửi đơn đến Tòa án. Theo quy định tại Điều 164 BLTTDS sửa đổi 2011 thì Luật sư sẽ hướng dẫn đương sự là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

67

người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.

Mặt khác, để đương sự có thể chứng minh được yêu cầu, bảo vệ được quyền lợi của mình trước Tòa án thì trước khi đương sự khởi kiện, yêu cầu thì Luật sư còn có thể chỉ rõ cho đương sự thấy được những chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự cần cung cấp cho Tòa án, căn cứ pháp lý làm cơ sở cho yêu cầu của họ.

- Luật sư tư vấn cho đương sự về việc thu thập các tài liệu, chứng cứ

Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án luôn quyết định các vấn đề cần giải quyết dựa trên giá trị chứng minh của chứng cứ đã thu thập được. Điều đó có nghĩa, để giải quyết chính xác, toàn diện các vấn đề trong vụ việc, Tòa án phải có đủ các chứng cứ cần thiết. Vì vậy vai trò của Luật sư khi thu thập chứng cứ là hướng dẫn đương sự cần chú ý đến các nguyên tắc và các yêu cầu cần thiết khi thu thập; xử lý và giao nộp chứng cứ.

Về nguyên tắc khi tham gia tố tụng dân sự các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Các chứng cứ mà đương sự có thể tự thu thập được thông thường bao gồm: các hồ sơ cá nhân mà đương sự thường lưu giữ như các bản hợp đồng, các bản di chúc, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận khai sinh, biên bản bàn giao tài sản, các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ về quyền sử dụng đất...Các đương sự cũng có thể thu thập được các chứng cứ khác từ các nguồn khác nhau, như giấy biên nhận do người vay nợ gửi cho đương

68

sự giữ, các giấy tờ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bị đơn đang do các cơ quan chức năng giữ mà nguyên đơn đã thu thập được. Các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan chức năng tống đạt cho nguyên đơn trong quá trình thực hiện công việc... Có một số giấy tờ tài liệu hoặc chứng cứ đương sự phải tự mình thu thập thông qua các cơ quan chính quyền ở địa phương như giấy xác nhận hộ khẩu thường trú, giấy xin xác nhận hoặc chứng nhận về một sự kiện pháp lý nào đó, các loại biên bản làm việc hoặc biên bản trao đổi với cơ quan chính quyền.

Công việc thu thập chứng cứ trên là một việc mà không phải đương sự nào cũng dễ dàng xác định được, họ cần sự hướng dẫn, tư vấn của Luật sư. Bằng sự hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm nghề nghiệp Luật sư nhận biết được đối với yêu cầu của đương sự cần phải có chứng cứ nào, từ đó Luật sư có thể trực tiếp sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để thu thập các chứng cứ tài liệu để bảo vệ quyền lợi của đương sự như trao đổi với người làm chứng, yêu cầu họ tham gia tố tụng để nói rõ sự thật với Tòa án, yêu cầu các cá nhân, cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp những tài liệu liên quan để chứng minh cho quyền lợi của đương sự...vv.

Trong một vụ việc, thông thường có rất nhiều loại chứng cứ khác nhau. Luật sư sẽ hướng dẫn các đương sự nắm bắt được sơ bộ chứng cứ nào là quan trọng đối với việc xem xét và giải quyết vụ việc. Trên cơ sở đó, giúp đương sự tập hợp các chứng cứ. Thông thường chứng cứ có thể được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng, nội dung, hoặc theo hình thức của chứng cứ. Đối với những chứng cứ là bản gốc duy nhất, Luật sư hướng dẫn các đương sự photo và công chứng, chứng thực lại các bản gốc. Đối với những tài liệu không phải bằng tiếng Việt cần hướng dẫn đương sự thuê dịch có công chứng. Tất cả các chứng cứ mà đương sự đã thu thập được Luật sư hướng dẫn họ nhân ra làm

69

hai bản trở lên. Một bản để nộp cho Toà án, bản còn lại do Luật sư hoặc đương sự giữ.

- Hướng dẫn đương sự nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Toà án có thẩm quyền

Sau khi giúp đương sự chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết thì Luật sư giúp đương sự nộp đơn tại Tòa án. Có thể hướng dẫn khách hàng nộp đơn thông qua bưu điện nếu cán bộ thụ lý không có thiện chí nhận đơn khởi kiện. Luật sư còn hướng dẫn nguyên đơn làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí hoặc xin miễn, giảm tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Pháp lệnh về phí và án phí. Luật sư hướng dẫn nguyên đơn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và nộp bổ sung các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án. Hướng dẫn nguyên đơn làm thủ tục khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của Toà án.

Trong trường hợp Luật sư là người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự là bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì sau khi nhận được văn bản thông báo đã thụ lý vụ việc của Tòa án, Luật sư có thể thực hiện một số hoạt động trợ giúp khách hàng của mình như tư vấn cho đương sự về những kiến thức pháp luật nội dung cũng như tố tụng cần thiết để đương sự có thể biết và hiểu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình. Là một người hiểu biết pháp luật, Luật sư tư vấn cho đương sự là bị đơn hay người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp biên bản ghi ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; cung cấp các tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý vụ việc của Tòa án hoặc gia hạn thời hạn cho ý kiến. Luật sư cũng có thể hướng dẫn đương sự là bị đơn yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Giúp đương sự chuẩn bị các yếu tố cần thiết khi đưa ra các yêu cầu phản tố.

70

Trong giai đoạn này Luật sư và đương sự cũng cần nộp các văn bản giấy tờ để hợp pháp hóa vai trò của Luật sư khi tham gia tố tụng để được Tòa án cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự. Tòa án có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận cho Luật sư trong thời hạn không quá ba ngày làm việc. Đây là quy định mới của Luật Luật sư góp phần tháo gỡ khó khăn vướng mắc giữa Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng. Từ đây vị trí, vai trò tố tụng của Luật sư chính thức được thừa nhận.

2.3.1.2. Vai trò của Luật sư trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm - Vai trò của Luật sư trong xác minh, thu thập chứng cứ và hoàn thiện hồ sơ vụ án

Để giải quyết được vụ án dân sự Tòa án phải làm rõ các tình tiết của vụ

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự luận văn ths luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)