LUẬT SƯ VỚI VAI TRÒ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự luận văn ths luật (Trang 64 - 70)

PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

2.2.1. Về điều kiện thực hiện vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trong tố tụng dân sự, ngoài người đại diện thì đương sự có thể nhờ những người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Người này có thể là Luật sư hay người khác là công dân Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết.

Luật sư với vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có

58

hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, phải đáp ứng các điều kiện về hành nghề Luật sư như sau:

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật (tốt nghiệp Đại học Luật hoặc Khoa Luật tại các trường Đại học có khoa luật);

- Qua đào tạo nghề Luật sư (có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư do Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và tổ chức Luật sư toàn quốc hoặc do cơ sở đào tạo nghề Luật sư của nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận);

- Có Chứng chỉ hành nghề Luật sư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tư pháp) công nhận đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chun mơn (có bằng cử nhân luật, đã qua đào tạo nghề Luật sư, tập sự hành nghề Luật sư) yêu cầu về đạo đức và có khả năng hành nghề Luật sư;

- Phải gia nhập Đoàn Luật sư để hành nghề Luật sư tại một Văn phòng Luật sư hoặc Công ty luật hợp danh.

Theo quy định tại Điều 63 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì Luật sư với

vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải “là người được

đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Như vậy, theo pháp luật hiện hành thì Luật

sư với vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ngồi điều kiện về tiêu chuẩn của một Luật sư cần có hai điều kiện là được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng. Ngoài ra, BLTTDS cũng quy định một Luật sư có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho nhiều đương sự trong một vụ án nếu quyền lợi của các đương sự không đối lập nhau.

Theo Nghị quyết số 01 ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Luật sư được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, phải xuất trình cho Tồ án các giấy tờ, tài liệu sau đây:

59

+ Giấy giới thiệu của Văn phòng Luật sư nơi họ là thành viên hoặc có hợp đồng làm việc cử họ tham gia tố tụng tại Toà án;

+ Thẻ Luật sư;

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ, tài liệu, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét giải quyết. Nếu họ có đầy đủ các điều kiện thì cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để họ tham gia tố tụng. Nếu họ khơng có đầy đủ các điều kiện thì khơng chấp nhận và thông báo bằng văn bản cho đương sự và người bị từ chối biết trong đó cần nói rõ lý do của việc khơng chấp nhận.

Tại phiên toà đương sự mới nhờ Luật sư làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận, nếu người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đáp ứng các điều kiện luật định và việc chấp nhận đó khơng gây cản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án. Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của đương sự hỗn phiên tồ để đương sự nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2.2.2. Về quyền và nghĩa vụ tố tụng của Luật sư khi tham gia với vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Khác với vai trò đại diện của đương sự, Luật sư với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không thay mặt hẳn vào đương sự như người đại diện của đương sự, họ có nhiều quyền hạn hơn trong tố tụng như quyền đọc hồ sơ vụ án, quyền xác minh các tình tiết của vụ án…và họ lại là người có kinh nghiệm tham gia tố tụng nên trong phiên tòa khi tranh luận họ thường là chủ thể chính của việc tranh luận. Thực tế hầu hết các phiên tòa chứng minh, trong vụ án có Luật sư tham gia với vai trị bảo vệ quyền lợi ích

60

hợp pháp của họ, Luật sư là người trình bày chính và là người bao quát hầu hết các nội dung mà đương sự muốn trình bày.

Hiện nay, theo quy định của BLTTDS Việt Nam thì Luật sư là người trình bày trước, nghĩa là so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

thì hiện nay Luật sư gần như là người “nói hết những gì cần nói” đương sự

chỉ có việc bổ sung nếu cần thiết mà thơi. Khi tham gia tố tụng với vai trò là người bảo vệ quyền lợi của đương sự, Luật sư có vị trí pháp lý tương đối độc lập với đương sự. Đương sự phải cùng với Luật sư bảo vệ quyền lợi của mình tham gia tố tụng trước Tịa án.

Với vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Luật sư có quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 58 và Điều 64 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011:

- Tham gia vào các giai đoạn của quá trình tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự, được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết.

- Xác minh, thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

- Tham gia việc hịa giải, tham gia phiên tịa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác.

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Tranh luận tại phiên tịa.

- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án.

61

- Tơn trọng Tịa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

Theo Nghị quyết số 01 ngày 31/3/2005 của HĐTPTATC thì Luật sư với vai trị là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có một trong các hành vi quy định tại Điều 385 của BLTTDS, thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án lập biên bản về việc vi phạm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Biên bản phải có chữ ký của người tiến hành lập biên bản, người vi phạm, người làm chứng.

Nếu người vi phạm từ chối ký vào biên bản, thì Thẩm phán phải ghi rõ vào biên bản việc từ chối đó. Trong trường hợp xét thấy việc để người vi phạm đó tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là không khách quan cho việc giải quyết vụ án, thì Tồ án khơng chấp nhận người vi phạm đó tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho đương sự và người đó biết.

Như vậy, với vai trò bảo vệ quyền lợi cho đương sự, Luật sư có nghĩa vụ hỗ trợ cho đương sự về mặt pháp lý, giúp Tòa án xác định quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự thông qua chứng cứ, tài liệu và căn cứ pháp lý. Từ việc giúp Tịa án xác định các vấn đề đó, Luật sư sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Đây chính là lý do tại sao các nhà làm luật đặt tên cho Luật sư khi tham gia TTDS là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Luật sư trong tố tụng hình sự cũng dựa vào pháp luật bảo vệ cho bị can,

bị cáo nhưng họ được gọi với cái tên là “người bào chữa” chứ không phải là

người bảo vệ quyền lợi. Sở dĩ có sự đặt tên khác nhau bởi tính chất của hai ngành luật hình thức này là khác nhau. Tố tụng hình sự là quá trình giải quyết một vụ án hình sự mà kết thúc q trình ấy Tịa án sẽ tuyên bố một con người cụ thể có phạm tội hay khơng, nếu có thì ở mức độ nào, họ phải gánh chịu

62

hình phạt ra sao…Chính vì vậy, Luật sư tham gia vào tố tụng hình sự chỉ có một mục đích cao nhất là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, xem xét vai trị của người mà mình có trách nhiệm bảo vệ trong vụ án như thế nào, nếu họ khơng có tội thì phải bênh vực cho họ đến cùng để góp phần sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Mục đích cuối cùng khi Luật sư tham gia vào tố tụng hình sự cũng là bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo nhưng những Luật sư đó khơng được gọi là người bảo vệ quyền lợi mà gọi là người bảo chữa cho bị can, bị cáo. Tuy nhiên, tên gọi khác nhau, quyền và nghĩa vụ của mỗi vai trò khác nhau song Luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự với Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo vẫn giống nhau ở mục đích cuối cùng khi tham gia tố tụng là tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ sự bình đẳng và cơng lý.

Tóm lại: Trong TTDS, Luật sư có thể xuất hiện trong vụ án dân sự với

một trong hai vai trò tố tụng khác nhau. Khi Luật sư tham gia tố tụng với vai trò bảo vệ quyền lợi cho đương sự, Luật sư giống như một cố vấn pháp lý mang đến cho họ những hiểu biết về quyền và nghĩa vụ hợp pháp và bằng những phương tiện do pháp luật quy định Luật sư sẽ hỗ trợ đương sự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.

Trong trường hợp Luật sư tham gia vụ việc với vai trò đại diện ủy quyền cho đương sự, Luật sư thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp này thì tư cách tham gia tố tụng của họ là người đại diện của đương sự theo ủy quyền và họ được thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự. Do đó, những trường hợp này việc xác định các hoạt động cụ thể của Luật sư khơng có nhiều khó khăn vướng mắc vì Luật sư tham gia như một đương sự thực thụ chỉ có điều họ là người am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm, kỹ năng tham gia tố tụng tại Tịa án hơn là đương sự. Do vậy, trong khn khổ của Luận văn này, sau đây tác

63

giả chủ yếu tập trung phân tích làm sâu sắc thêm về vai trò bảo vệ quyền lợi cho đương sự của Luật sư trong các giai đoạn tố tụng khác nhau tại Tòa án.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự luận văn ths luật (Trang 64 - 70)