2.1. LUẬT SƯ VỚI VAI TRÒ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1.1. Về điều kiện thực hiện vai trò đại diện theo ủy quyền
Trong thực tiễn rất nhiều trường hợp đương sự thường không có kinh nghiệm tham gia tố tụng và thiếu sự hiểu biết pháp luật đầy đủ, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho đương sự, BLTTDS quy định cho họ có thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 thì đại diện
là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Như vậy, đại diện là một quan hệ được thiết lập giữa hai bên chủ thể là bên đại diện và bên được đại diện. Quan hệ đại diện này được xác lập hoàn toàn do ý chí của hai bên trong quan hệ mà không chịu ảnh hưởng bởi ý chí của bất cứ chủ thể nào khác.
Trong tố tụng dân sự, đại diện theo ủy quyền là việc Luật sư thay mặt đương sự tham gia tố tụng tại Tòa án. Theo quy định tại Điều 73 BLTTDS thì
52
theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”. [25]
Khi nhận trách nhiệm đại diện do đương sự ủy quyền, Luật sư có quyền độc lập, quyết định về tất cả những vấn đề mà mình được ủy quyền và họ phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Chính vì vị trí rất quan trọng như vậy nên khi Luật sư tham gia tố tụng dân sự với vai trò đại diện theo ủy quyền thì
Tòa án, Luật sư và cả đương sự ủy quyền đều phải chú ý các điều kiện sau:
- Việc đại diện ủy quyền phải tuân theo các quy định của pháp luật dân sự về đại diện ủy quyền
Thực chất của quan hệ ủy quyền là người ủy quyền trao cho người nhận ủy quyền những quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình nên nguyên tắc đầu tiên của pháp luật quy định về ủy quyền là hai bên trong quan hệ ủy quyền phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Điều này có nghĩa là người ủy
quyền và người nhận ủy quyền đều là người: “Có khả năng tự mình thực hiện
được các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự …”. Theo quy định của Bộ luật
dân sự, năng lực hành vi của một cá nhân được pháp luật quy định dựa trên hai tiêu chí: về độ tuổi và khả năng nhận thức, theo đó họ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên (riêng đối với tranh chấp lao động thì không nhất thiết phải đủ 18 tuổi), không có nhược điểm về thể chất và tâm thần… Pháp luật dân sự quy định về điều kiện năng lực hành vi của các bên trong việc xác lập quan hệ ủy quyền. Thực chất đây là quy định pháp luật tạo sự bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự.
- Điều kiện về hình thức của ủy quyền tham gia tố tụng
Điều kiện thứ hai của pháp luật dân sự quy định về ủy quyền là việc ủy quyền giữa hai bên chủ thể phải được lập thành văn bản, thường được gọi là
hợp đồng ủy quyền. Theo Bộ luật dân sự “Hợp đồng ủy quyền là sự thoả
thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có
53
thoả thuận hoặc pháp luật có quy định". Trong tố tụng dân sự, đương sự có
quyền tự định đoạt trong việc ủy quyền một số vấn đề hay ủy quyền toàn bộ các vấn đề cần giải quyết trong vụ kiện, do đó hợp đồng ủy quyền phải ghi rõ phạm vi ủy quyền để xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của người đại diện ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền chỉ được coi là hợp pháp nếu văn bản đó được xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ, nếu đương sự là cá nhân, văn bản ủy quyền phải được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng. Nếu đương sự là pháp nhân, văn bản ủy quyền phải được đại diện của pháp nhân ký và đóng dấu của pháp nhân.
- Điều kiện về phạm vi đại diện trong tố tụng dân sự
Một điều kiện nữa được pháp luật quy định là Luật sư được ủy quyền chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự trong phạm vi đã được ủy quyền. Xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự, họ có quyền ủy quyền một số vấn đề hoặc tất cả các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Tương ứng với nội dung ủy quyền, Luật sư sẽ có những quyền và nghĩa vụ tố tụng theo luật định. Phạm vi ủy quyền chính là cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Cụ thể đương sự ủy quyền cho Luật sư tham gia vào giai đoạn nào thì Luật sư sẽ tham gia giai đoạn đó, đương sự (hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự) ủy quyền về vấn đề gì thì Luật sư có quyền xem xét và quyết định về vấn đề đó…Tuy nhiên, để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đương sự có thể bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong tố tụng dân sự vẫn cho phép đương sự tham gia vào quá trình tố tụng và Tòa án có thể triệu tập đương sự nếu xét thấy cần thiết.
- Điều kiện về phạm vi loại việc mà Luật sư có thể đại diện theo ủy quyền của đương sự.
Ngoài các điều kiện trên, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định cụ thể những trường hợp không chấp nhận sự tham gia tố tụng dân sự của Luật sư
54
đại diện theo ủy quyền của đương sự trong một số trường hợp. Theo quy định tại Điều 73 BLTTDS thì Luật sư không được tham gia với tư cách là người đại diện theo ủy quyền đối với việc ly hôn. Đương sự trong việc ly hôn không được phép ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng. Kết hôn của hai bên nam nữ hoàn toàn do tự nguyện nên không thể có Luật sư đại diện cho đương sự trong việc ly hôn. Tính chất nhân thân trong các vụ án này đòi hỏi chính đương sự phải tham gia tố tụng.
Như vậy, Luật sư tham gia tố tụng dân sự với vai trò đại diện theo ủy quyền của đương sự sẽ thay đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Những quyền và nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại các điều 58, 59, 60, 61 Bộ Luật tố tụng dân sự.
2.1.2. Về quyền và nghĩa vụ tố tụng của Luật sư khi tham gia với vai trò đại diện theo ủy quyền
* Quyền của Luật sư với vai trò đại diện theo ủy quyền
- Nếu đương sự là đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn thì Luật sư có quyền đưa ra yêu cầu, thay đổi yêu cầu, rút yêu cầu khởi kiện hoặc đề đạt thêm yêu cầu trong vụ kiện.
- Nếu Luật sư đại diện theo ủy quyền cho bị đơn thì Luật sư có quyền phản đối yêu cầu, chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu.
- Nếu Luật sư đại diện theo ủy quyền cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ủy quyền thì Luật sư có quyền đặt ra các yêu cầu độc lập hoặc đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn đề nghị Tòa án giải quyết.
Các Luật sư có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. - Khi tham gia tố tụng với vai trò là người đại diện theo ủy quyền Luật sư được tiến hành các hoạt động trên cơ sở các quyền chung theo sự ủy quyền
55
của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự. Cụ thể là Luật sư có các quyền chung sau đây:
+ Có quyền cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự mình đại diện;
+ Có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án;
+ Có quyền đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá;
+ Có quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập;
+ Có quyền đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ hoặc để đảm bảo khả năng thi hành án như buộc một bên phải thực hiện việc cấp dưỡng, kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh tẩu tán; trả tiền lương hoặc tiền công lao động, cho thu hoạch hoặc bảo quản sản vật có liên quan đến việc tranh chấp, cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp… Ngược lại, với vai trò là người đại diện do đương sự ủy quyền, Luật sư nhận thấy việc Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là không cần thiết hoặc không hợp lý thì có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án nơi đang giải quyết vụ kiện đó.
+ Có quyền tự thoả thuận với bên đương sự đối lập về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành nếu được ủy quyền;
+ Có quyền nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;
+ Có quyền tham gia phiên toà, phiên họp;
+ Có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch khi có căn cứ theo luật định, không vô tư khách quan trong việc giải quyết vụ án.
56
+ Có quyền đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng cũng như có quyền tranh luận tại phiên toà;
+ Có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật;
+ Có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
* Nghĩa vụ của Luật sư với vai trò đại diện theo ủy quyền
Bên cạnh những quyền đó, Luật sư khi tham gia tố tụng với vai trò là người đại diện của đương sự theo ủy quyền còn có các nghĩa vụ sau:
- Có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho những yêu cầu cần Tòa án giải quyết;
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ việc;
- Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà, phiên họp;
- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
Tóm lại: với những quyền và nghĩa vụ trên của đương sự, Luật sư trong
phạm vi ủy quyền khi tham gia tố tụng dân sự có quyền thay mặt đương sự tiến hành các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà Luật sư đại diện.
Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, nếu tham gia phiên tòa, phiên họp với vai trò người đại diện của đương sự sẽ làm hạn chế rất nhiều sự phát huy khả năng của Luật sư. Nguyên nhân là do pháp luật quy định phạm vi hoạt động,
quyền, nghĩa vụ của Luật sư được phép thực hiện cũng như “sự phân biệt đối
57
người đại diện, Luật sư không còn được là Luật sư nữa, không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định cho Luật sư mà chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho chính thân chủ mà họ đang đại diện. Vì vậy, Luật sư đại diện cần phải làm việc một cách tận tụy, trung thực nhân danh khách hàng.
Dù vậy, cũng không thể phủ nhận được rằng sự tham gia của Luật sư với vai trò đại diện cho đương sự ngày càng phát huy và khẳng định được vai trò của mình góp phần vào việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Bởi thực tiễn thời gian qua cũng đã chứng minh được rằng hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư cả trên vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cũng như với vai trò đại diện trong TTDS thì Luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Tổng kết kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của các Luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền và nghĩa vụ cho các đương sự mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN.