LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1.1. Những kết quả đạt được của việc thực hiện vai trò hoạt động của Luật sư trong tố tụng dân sự
Nhìn lại chặng đường đã qua, đội ngũ Luật sư nói chung và Luật sư trong tố tụng dân sự nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những thành tựu đạt được là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và dành sự quan tâm đặc biệt ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Tiến sỹ Nguyễn
Đình Lộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã từng khẳng định: “Điều đáng nói là một
trong những văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên, được Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á – nước Cộng hòa ban hành là văn bản qui định về tổ chức Luật sư – Sắc lệnh 46 ngày 10/10/1945” [36, tr.6].
Trải qua những năm dài chiến tranh, hoạt động của đội ngũ Luật sư Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn nên có lúc không mang lại những hiệu quả thiết thực. Ngoài ra, trước đây việc nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự chưa phát triển do đội ngũ Luật sư còn thiếu nhiều, người dân nước ta chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ pháp lý từ Luật sư như các nước phát triển. Trước khi BLTTDS ra đời thì thủ tục tố tụng dân sự ở Việt Nam thiên về thủ tục tố tụng thẩm vấn đề cao xét hỏi hơn tranh tụng, Thẩm phán giữ vai trò quan trọng và chủ yếu trong giải quyết vụ việc, do vậy vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự chưa được thực sự coi trọng.
Thời kỳ “mở cửa”, phát triển theo kinh tế thị trường thì Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu đưa Đất nước phát triển theo định hướng Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền công dân và khuyến khích họ chủ động thực hiện
87
quyền công dân của mình. Tình hình kinh tế xã hội của Đất nước đã có chuyển biến mới tích cực, các quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, đưa Đất nước ta hòa nhập nhanh hơn trong tiến trình toàn cầu hóa. Do vậy, đòi hỏi pháp luật của chúng ta cũng phải thay đổi, cải cách cho phù hợp với tình hình mới đặc biệt là phải thể hiện được tính khách quan, dân chủ, đề cao quyền công dân, sự bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Trong hoàn cảnh mới, các quy định về sự tham gia tố tụng dân sự của Luật sư trong pháp luật tố tụng dân sự trước đây không còn phù hợp và bộc lộ những hạn chế. Chính vì vậy, theo Nghị quyết của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp pháp, Luật tố tụng dân sự của nước ta được đổi mới theo hướng mở rộng tranh tụng, tăng cường khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đề cao vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự.
Việc mở rộng tranh tụng trong tố tụng dân sự đã đề cao được vai trò, vị trí của đương sự, Luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp, phát huy được tính chủ động của họ trong việc chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giảm tải công việc cho Tòa án, giúp Tòa án có thể giải quyết vụ việc dân sự được chính xác hơn. Định hướng này thể hiện được tính dân chủ, tiến bộ, văn minh của một xã hội phát triển. Trong những trường hợp đương sự không đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho họ thì có thể ủy quyền hoặc nhờ sự hỗ trợ pháp lý của những người có chuyên môn – đó chính là đội ngũ Luật sư.
Đội ngũ Luật sư đã và đang là nòng cốt trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, trong đó có việc tham gia tố tụng dân sự. Luật sư không chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam mà còn cung cấp dịch vụ pháp lý cho người nước ngoài tại Việt Nam (dù số này chưa nhiều). Nếu như đến thời điểm tháng 5 năm 1998, cả nước có 60 Đoàn Luật sư với tổng cộng 992 Luật sư, trong đó có 595 Luật sư chuyên trách và 397
88
Luật sư kiêm nhiệm thì đến tháng 7 năm 2003, cả nước có 730 tổ chức hành nghề Luật sư được cấp giấy đăng ký hoạt động trong đó có 515 Văn phòng Luật sư do một Luật sư thành lập, 160 Văn phòng do nhiều Luật sư thành lập, 51 chi nhánh Văn phòng Luật sư, 4 Công ty hợp danh.
Tính đến năm 2004 theo thống kê của Bộ tư pháp đến hết năm 2004, cả nước có 746 tổ chức hành nghề Luật sư được cấp giấy đăng ký hoạt động, trong đó có 741 văn phòng Luật sư và 5 công ty hợp danh. Con số trên cho thấy kể từ khi ban hành Pháp lệnh Luật sư năm 2001, phần lớn các Luật sư đều lựa chọn hình thức hoạt động là kết hợp giữa tư vấn pháp luật và tranh tụng (Văn phòng Luật sư), rất ít sự lựa chọn hình thức hoạt động chỉ chuyên sâu về tư vấn pháp luật. Điều này cũng chứng minh, tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai gần, nhu cầu của người dân được cung cấp dịch vụ pháp lý vẫn tập trung chủ yếu vào việc tranh tụng, nghĩa là người ta chỉ cần và hầu như chỉ cần Luật sư khi cần phải ra đến Tòa án.
Kể từ năm 2001, sau khi Pháp lệnh Luật sư ra đời đến nay, các Luật sư đã tư vấn cho hàng ngàn lượt khách trong nước và nước ngoài. Riêng về tranh tụng, theo thống kê của 38 trên 62 Đoàn Luật sư trong cả nước, số vụ việc tranh tụng có Luật sư tham gia là 35.888 vụ trong tổng số 36.838 dịch vụ pháp lý nói chung mà Luật sư cung cấp. Có nhiều trường hợp thông qua sự tư vấn, giải thích pháp luật của Luật sư, khách hàng đã phân biệt được đúng sai, tự nguyện đình chỉ việc kiện hoặc tự hòa giải với nhau, không phải mở phiên tòa xét xử.
Vai trò của Luật sư trong lĩnh vực tranh tụng được đặc biệt quan tâm và đề cao, nhất là những năm gần đây. Tính đến hết ngày 31/12/2004 cả nước có 3051 Luật sư trong đó 1651 Luật sư chính thức và 1400 Luật sư tập sự. Về số lượng Luật sư đã tăng hơn 150% so với số lượng Luật sư trước khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có hiệu lực. Đến ngày 31/05/2005 cả nước có 3418 Luật sư
89
trong đó 1883 Luật sư có chứng chỉ hành nghề và 1535 Luật sư tập sự. Từ năm 2006 đến năm 2011, số lượng Luật sư không ngừng tăng lên từ 4200 (tháng 12/2006) lên 6659 người (tháng 10/2011); số lượng tổ chức hành nghề Luật sư tăng từ 120 (tháng 12/2006) lên đến gần 3000 (tháng 10/2011) [4].
Hiện nay, cả nước đã có 62/63 tỉnh thành có Đoàn Luật sư riêng tỉnh Lai Châu chưa có đoàn Luật sư. Theo số liệu báo cáo mới nhất ngày
15/07/2012 tại “Báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt
Nam sau 03 năm thành lập” thì :
- Tổng số Luật sư được Liên đoàn cấp Thẻ Luật sư: 7190 Luật sư; - Tổng số người tập sự hành nghề Luật sư: trên 3500 người;
- Tổng số tổ chức hành nghề Luật sư trên 3000 tổ chức, trong đó: có 2200 - Văn phòng Luật sư; hơn 800 Công ty luật; và 100 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Có 56 tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam với hơn 200 Luật sư nước ngoài hoạt động hành nghề tại Việt Nam.
Theo báo cáo của các Đoàn Luật sư, chỉ tính 02 năm 2010 và 2011, số lượng vụ việc Luật sư tham gia vào các vụ việc dân sự là:
- 27.449 vụ án dân sự;
- 76.404 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; - 2.357 đại diện ngoài tố tụng;
- 34.028 dịch vụ pháp lý khác;
- 17.933 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí;
Từ những số liệu thống kê nêu trên đây cho thấy vai trò hoạt động của Luật sư nước ta trong tố tụng dân sự bước đầu đã có những kết quả đáng mừng. Đội ngũ Luật sư đông lên về số lượng, mạnh lên về chất lượng, cộng với phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng, hoạt động Luật sư ngày càng
90
đa dạng hơn, ngày càng có hiệu quả hữu hiệu hơn trên thực tế. Cùng với việc cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ pháp lý cho cộng đồng xã hội, đội ngũ Luật sư Việt Nam hàng năm đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng thông qua nghĩa vụ nộp thuế. Chẳng hạn, năm 2011 chỉ tính riêng Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã nộp thuế 339 tỷ đồng, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai là 520 triệu đồng.
Có thể khẳng định vai trò hoạt động của Luật sư đã đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu được giúp đỡ pháp lý của cá nhân, tổ chức, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, đồng thời giúp Tòa án và cơ quan tiến hành tố tụng khác giải quyết chính xác, khách quan các vụ việc, từ đó góp phần thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN.
Tham gia TTDS là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các Luật sư Việt Nam hiện nay. Hoạt động Luật sư trong các vụ kiện dân sự đó cũng mang lại những hiệu quả thiết thực khi bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự cho các cá nhân và tổ chức. Trong những năm gần đây số lượng các vụ việc dân sự không giảm mà lại có chiều hướng gia tăng. Nội dung, tính chất các vụ việc dân sự cũng ngày càng đa dạng, phức tạp. Từ thực trạng đó muốn giải quyết tốt các vụ việc dân sự thì sự tham gia của Luật sư vào TTDS càng trở lên cần thiết. Với vai trò hoặc là người được đương sự ủy quyền hoặc là người bảo vệ
quyền lợi cho đương sự, các Tòa “đã tạo điều kiện thuận lợi để Luật sư thực
hiện các quyền của mình trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Tòa án. Chẳng hạn, từ việc bố trí nơi làm việc, phòng đọc hồ sơ, đảm bảo quyền tham gia xét hỏi, tranh luận của Luật sư tại phiên tòa…”[19, tr1.27].
Nhìn chung trong thời gian qua, khi tham gia TTDS, Luật sư đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ bảo vệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích Nhà nước. Vai trò của Luật sư trong quá trình tham gia TTDS đã có những bước
91
phát triển về chất. Việc tham gia tố tụng của các Luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bảo vệ của các đương sự, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng pháp luật.
Có thể minh họa cho hiệu quả của việc thực hiện vai trò này qua ví dụ sau đây: Trong một vụ án về việc tặng cho tài sản năm 2012 giữa nguyên đơn Hà Thi T và bị đơn Phạm Anh K khởi kiện tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, người khởi kiện không có quyền khởi kiện do vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật trước đó, nhưng vì một lý do nào đó mà Tòa án nhân dân Hà Nội vẫn tiến hành thụ lý và giải quyết các vấn đề về nội dung. Chỉ đến khi bên bị đơn Phạm Anh K mời Luật sư Phạm Thị H văn phòng luật sư HQL – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tham gia vụ án với vai trò người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị đơn, vị Luật sư này đã lập tức kiến nghị việc nguyên đơn không có quyền khởi kiện và vụ án không thuộc thẩm quyền thụ lý của Tòa án thì Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mới đình chỉ giải quyết vụ án.
3.1.2. Những hạn chế, bất cập của việc thực hiện vai trò hoạt động của Luật sư trong tố tụng dân sự
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vai trò hoạt động của Luật sư Việt Nam nói chung cũng như vai trò của Luật sư trong TTDS nói riêng trong giai đoạn hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Từ đó cho thấy vị trí, vai trò của Luật sư trong TTDS nhiều lúc còn tỏ ra mờ nhạt. Mức độ tham gia của Luật sư và hiệu quả tranh tụng của Luật sư trong các vụ việc dân sự cũng đang tồn tại những vấn đề cần phải được giải quyết. Những hạn chế, bất cập thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
- Số lượng Luật sư tham gia vào TTDS còn chưa đáp ứng được đòi hỏi
92
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tỷ lệ Luật sư tính trên tổng số dân được coi là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh và phát triển. Thống kê về tỷ lệ này tại các nước có nghề Luật sư phát triển được thể hiện như sau:
Singapore: 01 Luật sư trên 1.000 dân; Thái Lan: 01 Luật sư trên 1.526 dân; Nhật bản: 01 Luật sư trên 4.546 dân; Mỹ: 01 Luật sư trên 250 dân [35].
Tuy nhiên, hiện nay số lượng Luật sư ở Việt Nam tỷ lệ trung bình là 01 Luật sư trên 20.700 dân, đây là tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Với số lượng Luật sư ở nước ta như vậy không đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý về Luật sư. Trên thực tế, chỉ khoảng 10% vụ việc dân sự trong cả nước có sự tham gia của Luật sư đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ việc dân sự.
Trong những năm gần đây số lượng Luật sư đã được tăng lên rõ rệt, tuy nhiên đội ngũ Luật sư hiện tại ở Việt Nam là thấp, phân bố không đồng đều dẫn đến tình trạng nơi thì tập trung rất nhiều, nơi thì chỉ có vài người. Theo thống kê về tổ chức, hoạt động Luật sư năm 2009 của Bộ Tư pháp thì cả nước có 5.714 Luật sư. Trong đó tập trung nhiều nhất là TP.HCM với 2.231 Luật sư, TP Hà Nội là 1.413 Luật sư. Các Đoàn Luật sư tỉnh Hà Giang, Cao Bằng cũng chỉ có 03 Luật sư, Đoàn Sơn La có 04 Luật sư, Đoàn Bắc Kạn có 04 Luật sư, Kon Tum có 05 Luật sư, đoàn Hậu Giang có 07 Luật sư [3]. Những địa phương có quá ít hoặc không phát triển được Luật sư nào như trên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu pháp lý của người dân. Theo Quyết định số
123/QĐ- TTg ngày 18/01/2010 về “Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ Luật
sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến 2020” đã đề ra yêu cầu
phát triển số lượng Luật sư đến năm 2020, “đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp
93
Luật sư quốc tế; 30 tổ chức hành nghề Luật sư có quy mô lớn với trên 100 Luật sư” [29].
- Mức độ chuyên môn hoá trong hành nghề chưa cao
Đây là một lực cản rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ Luật sư. Tuy số lượng Luật sư trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, song vẫn chưa hình thành được đội ngũ các Luật sư chuyên sâu về lĩnh vực dân sự cũng như các lĩnh vực lao động, kinh tế. Tỷ lệ vụ việc mà các Luật sư tham gia tương đối thấp. Số lượng Luật sư có đủ kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế chiếm tỷ lệ thấp.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần xây dựng đội ngũ Luật sư chuyên sâu trong một lĩnh vực, có như vậy thì chất lượng pháp lý của Luật sư mới được nâng cao. Ở các quốc gia có nghề Luật sư phát triển, mức độ chuyên nghiệp của Luật sư rất cao. Họ tập trung vào một lĩnh vực và tập trung nghiên cứu