LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Có thể thấy rằng, hơn lúc nào hết, trong điều kiện chiến lược cải cách tư pháp đang được nghiên cứu một cách sâu rộng ở Việt Nam thì việc nghiên cứu vai trò của Luật sư trong hoạt động TTDS là hết sức thiết thực. Đặc biệt trong bối cảnh cải cách tư pháp tập trung vào trọng tâm là đổi mới hoạt động xét xử nên vai trị của Luật sư nói chung và của Luật sư trong TTDS càng phải được xem xét một cách toàn diện cùng với các yếu tố đảm bảo cho Luật sư phát huy vai trị của mình trong thực tiễn. Để phát huy hơn nữa vai trò của Luật sư trong TTDS, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự Việc nâng cao nhận thức về vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự được coi là một trong những giải pháp quan trọng bởi vì: nếu vai trị của Luật sư được nhìn nhận đúng đắn thì nghề Luật sư mới có cơ hội để phát triển vững chắc và thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời các quy định về tổ chức hoạt động và vai trò Luật sư trong tố tụng dân sự và các quy định khác mới được đảm bảo trên thực tế. Khi hiểu biết của người dân về vai trò của Luật sư được cặn kẽ và đầy đủ, khi các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp
108
và mỗi cá nhân đánh giá và coi trọng nghề Luật sư, vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự thì các quy định có liên quan mới được thực hiện nghiêm túc, triệt để, các Luật sư mới được khích lệ để tự tin thực hiện hiện sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của mình, cơng cuộc cải cách tư pháp và đổi mới tồn diện Đất nước mới đi đến thành công.
Hiến pháp nước ta đã nhiều lần khẳng định về vai trò của Luật sư và tổ chức Luật sư trong việc bảo đảm thực hiện quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mở rộng nguyên tắc dân chủ của hoạt động xét xử, đưa chúng vào hệ thống.
Tuy nhiên, vai trị của Luật sư trong xã hội nói chung và trong TTDS nói riêng vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn. Người dân vẫn chưa có thói quen mời Luật sư trợ giúp, tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để khắc phục và nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của Luật sư Việt Nam cũng như vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự hiện nay, trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:
- Thứ nhất: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật đến với mọi người trong đó có pháp luật Luật sư
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với mọi người trong đó có pháp luật Luật sư nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, đặc biệt người dân hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của Luật sư, về hoạt động và hành nghề của Luật sư thì họ sẽ thấy được sứ mệnh cao q và vai trị khơng thể thiếu được của Luật sư trong xã hội văn minh. Từ đó mỗi người dân sẽ tơn trọng nghề Luật sư, tin tưởng vào đội ngũ Luật sư và sẵn sàng tìm đến Luật sư mỗi khi gặp khó khăn liên quan đến pháp luật. Một xã hội mới, cơng bằng hơn, nhân văn hơn, bình đẳng hơn, một xã hội mà các quyền của con người được đảm bảo và tôn trọng sẽ dần trở thành hiện thực.
109
- Thứ hai: Tổ chức nhiều hơn các diễn đàn của Luật sư, các buổi giao
lưu giữa Luật sư với cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng pháp lý và cộng đồng doanh nghiệp
Các hình thức giao lưu cần đa dạng về nội dung và được trình bày sinh động, dễ hiểu để thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng. Qua các buổi giao lưu hay những diễn đàn của Luật sư, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngồi nước và mọi người dần có cơ hội trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với Luật sư, nhất là các Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm, có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, để được các Luật sư giải đáp thắc mắc liên quan đến pháp luật trong nước và quốc tế. Từ đó nhận thức của người dân về vai trị Luật sư trong tố tụng dân sự được cải thiện, cộng đồng quốc tế cũng sẽ đánh giá cao hơn về vai trò của Luật sư Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
- Thứ ba: Nhà nước, các Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có cơ chế và các biện pháp khuyến khích Luật sư tham gia thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo
Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây mặc dù đã có bước phát triển nhanh chóng nhưng tỷ lệ số hộ nghèo vẫn còn tương đối, người nghèo khơng phải là ít so với dân số cả nước. Họ là những người phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc hưởng thụ các điều kiện chăm sóc y tế cũng như khả năng tiếp cận pháp luật, một bộ phận của tri thức nhân loại. Chính vì vậy, việc khuyến khích các Luật sư nhất là các Luật sư trẻ mới vào nghề tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo khơng chỉ giúp họ nâng cao hiểu biết về pháp luật về vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự mà còn tạo điều kiện cho chính bản thân các Luật sư trau dồi kiến thức, kỹ năng hành nghề, đạo đức Luật sư. Tạo cho Luật sư có được cái nhìn đầy tính nhân văn đối với con người, đặc biệt là những người nghèo, những người thuộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tận tâm với nghề nghiệp, không ngừng học hỏi, trau dồi
110
kiến thức, kỹ năng hành nghề, liêm khiết, chính trực, cơng bằng, khách quan và có lịng u thương con người thực sự, đó chính là những địi hỏi cơ bản, là những phẩm chất đáng quý của mỗi Luật sư cần nắm vững và thực hiện. Có như vậy cách nhìn nhận của xã hội đối với vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự mới thay đổi căn bản và nghề Luật sư ở Việt Nam mới có cơ hội sánh ngang với nghề luật sư ở các nước phát triển (Anh, Mỹ, Pháp, Singgapo…).
3.2.2. Hoàn thiện các quy định liên quan đến vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự
- Sửa đổi quy định tại Điều 63 BLTTDS và Điều 27 Luật Luật sư về điều kiện tham gia của Luật sư với vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự
Đối với quy định tại Điều 63 về thủ tục Luật sư tham gia vụ án với vai trò người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự, nên quy định theo hướng chỉ quy định chính xác người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự bao
gồm những chủ thể nào, chứ khơng nên quy định cụm từ “được Tịa án chấp
nhận” như hiện nay để tránh những hiểu nhầm và những rào cản không cần
thiết cho hoạt động của Luật sư.
Theo quy tại Khoản 1 Điều 27 Luật Luật sư thì “Hoạt động tham gia tố
tụng của Luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này”. Quy định này còn quá chung chung, chưa chi tiết và cụ thể nên gây ra
những khó khăn, vướng mắc của Luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng trên thực tế. Do vậy, quy định này cần được chi tiết và cụ thể hóa hơn.
Cần sửa đổi Luật Luật sư theo hướng “bãi bỏ” quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Luật sư về việc cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án. Việc xin cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự là biểu hiện của cơ chế “xin-cho” thường gây khó khăn, phiền hà cho Luật sư. Hơn nữa, thủ tục xin cấp giấy
111
chứng nhận trên thực tế mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công việc của Luật sư cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự.
- Cần có sửa đổi, bổ sung quy định về sự tham gia của Luật sư trong q trình hịa giải vụ việc.
Xét về thực tế thì ở những vụ việc có Luật sư tham dự trong q trình hịa giải, Luật sư sẽ phân tích, tác động đương sự hịa giải thành. Do đó, việc hịa giải thường đạt kết quả tốt, tiết kiệm được thời gian và giúp đương sự sớm hàn gắn được những bất đồng do quá trình tranh chấp gây lên.
Quyền tham gia hòa giải của Luật sư đã được ghi nhận tại Điều 64 BLTTDS. Tuy nhiên, cơ chế bảo đảm quyền tham gia của Luật sư trong thủ tục hòa giải còn nhiều hạn chế. Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS về thành phần phiên hịa giải thì chỉ quy định sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự mà khơng có quy định về sự tham gia của người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 cũng khơng có những sửa đổi về vấn đề này mặc dù trên thực tế đã có nhiều ý kiến tham gia đóng góp khi sửa đổi BLTTDS. Hiện nay, BLTTDS sửa đổi (Điều 64, 183, 184, 185 BLTTDS) vẫn theo hướng Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng khơng phải là thành phần phiên hịa giải, không được Tịa án thơng báo hoặc triệu tập chính thức tham gia hòa giải. Như vậy, theo quy định này thì quyền được biết việc hịa giải và vai trò bảo vệ của Luật sư với đương sự trong q trình tham gia hịa giải đã bị pháp luật hạn chế. Do vậy, cần sửa các quy định trên theo hướng ghi nhận quyền được thơng báo phiên hịa giải và vai trò cụ thể của Luật sư trong phiên hòa giải.
- Sửa đổi quy định tại Điều 64 BLTTDS về sự tham gia của Luật sư tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.
112
Cần sửa đổi Điều 64 BLTTDS 2011về sự tham gia của Luật sư trong
phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm: “…Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết”. Theo chúng tôi nên sửa đổi quy định trên theo hướng
ghi nhận sự tham gia của Luật sư giống như giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm. Nếu đương sự yêu cầu thì Luật sư có quyền tham dự phiên tịa giám đốc thẩm, tái thẩm với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Trách nhiệm của Tòa án là phải tạo mọi điều kiện để Luật sư thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình. Tuy nhiên, nếu đã được thơng báo về phiên tịa giám đốc thẩm, tái thẩm mà Luật sư vẫn vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn có quyền tiến hành phiên tịa.
- Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp chứng cứ, thủ tục và các biện pháp thu thập chứng cứ mà Luật sư có quyền tiến hành cũng như trách nhiệm hỗ trợ của Tòa án.
Việc Luật sư tham gia tố tụng dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng khơng chỉ với các đương sự mà cịn có ý nghĩa với hoạt động xét xử của Tòa án. Có Luật sư tham gia tố tụng, gánh nặng cơng việc của Tịa án được san xẻ. Luật sư sẽ giúp Tịa án có được những chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ việc. Để có được những chứng cứ cần thiết đó, Luật sư rất cần sự tạo điều kiện của các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt là của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự.
Từ thực tế, có những chứng cứ quan trọng trong vụ kiện nhưng lại do các cơ quan công quyền nắm giữ mà bản thân đương sự khi muốn thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình khơng có điều kiện tiếp cận hoặc thu thập các tài liệu đó nên Luật sư phải giúp đương sự tìm các chứng cứ đó về xuất trình cho Tịa án. Tuy nhiên, Luật sư sẽ khơng làm được điều này nếu như không được các cơ quan đang lưu giữ tài liệu, thông tin phối hợp và tạo điều kiện
113
như: Cơ quan tài nguyên và môi trường lưu giữ hồ sơ nhà đất, Ngân hàng nắm giữ số liệu tài sản của đương sự, Hải quan nắm giữ các số liệu về hàng hóa, tiền tệ đương sự mang từ nước ngoài về…
Thực tế, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trước đây thì việc thu thập các chứng cứ, tài liệu này là do đích thân Tịa án phải tiến hành. Tuy nhiên, theo BLTTDS sửa đổi thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh thuộc về đương sự, Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự được trả về đúng vị
trí của mình là “trọng tài xét xử”. Tuy đương sự có quyền yêu cầu các cơ
quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tài liệu theo Điều 94 BLTTDS nhưng đương sự thường phải thông qua Luật sư để thực hiện công việc này. Trong khi đó, pháp luật có quy định về quyền xác minh, thu thập chứng cứ của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự nhưng lại khơng có quy định về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan có liên quan dẫn tới Luật sư gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Ngồi ra, Luật sư được quyền tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ nào và thủ tục tiến hành thu thập cũng như giá trị pháp lý của những chứng cứ, tài liệu mà Luật sư thu thập được cũng chưa được quy định cụ thể trong BLTTDS và Luật Luật sư.
Từ những phân tích trên, chúng tơi kiến nghị bổ sung quy định về trách nhiệm cụ thể của cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tạo điều kiện cho Luật sư tiến hành hoạt động của mình cũng như các biện pháp thu thập chứng cứ mà Luật sư có quyền tiến hành và thủ tục tiến hành thu thập, giá trị pháp lý của những chứng cứ, tài liệu này cũng như sự hỗ trợ cần thiết của Tòa án khi Luật sư gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.
- Xây dựng những quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ thể tiến hành
tố tụng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư tham gia tố tụng.
Các chủ thể này cũng phải tạo điều kiện cho Luật sư thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi của đương sự đồng thời bảo vệ quyền lợi của Nhà
114
nước, thực hiện công bằng xã hội và công lý. Theo đường lối cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác xét xử thì quyết định về việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án phải dựa vào kết quả của tranh tụng nhất là kết quả tranh tụng tại phiên tịa.
Theo định hướng này thì mối quan hệ phối kết hợp giữa Luật sư và Tòa án là một yêu cầu tất yếu. Luật sư phải tôn trọng vai trò quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, có trách nhiệm nỗ lực giúp cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có những chứng cứ cần thiết. Ngược lại, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng phải tôn trọng, đánh giá đúng vai trị của Luật sư, từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cần thiết có thể để Luật sư có thể tiến hành các hoạt động của mình. Tuy nhiên, về mặt văn bản pháp luật tố tụng dân sự thì chỉ thấy một số quy định về quyền và nghĩa vụ của Luật sư. Còn các điều kiện bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ này được thực hiện thì hầu như chưa có quy định nào của pháp luật.
Thực trạng này là kết quả của quan niệm Tòa án là cơ quan tiến hành tố