Vị trí, vai trị của Luật sư trong tố tụng dân sự là một vấn đề quan trọng cần nghiên cứu trước khi xem xét hoạt động cụ thể của Luật sư khi tham gia tố tụng. Luật sư trong tố tụng dân sự (TTDS) một mặt giống Luật sư ở những lĩnh vực khác nhưng cũng có những điểm đặc thù. Luật sư trong tố tụng dân sự được hiểu là hoạt động nghề nghiệp của các Luật sư tiến hành với vai trò đại diện hay với vai trị là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Như chúng ta đã biết, hoạt động tố tụng dân sự là một hoạt động tư pháp được quy định chặt chẽ bởi BLTTDS. Do vậy, yêu cầu đặt ra là mọi hoạt động tố tụng đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật. Khi tham gia tố tụng không chỉ Luật sư mà các thành phần khác cũng đều có một vị trí và vai trị nhất định. Chính vị trí, vai trị đó quyết định hoàn toàn đến hoạt động của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia tố tụng.
1.2.1 Vị trí của Luật sư trong tố tụng dân sự
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học của nhà xuất bản Đà
Nẵng năm 2003 khái niệm vị trí được hiểu là “chỗ xác định dành riêng cho
người nào, vật nào đó” [49; Tr.1114]. Vậy xác định vị trí của người Luật sư
trong tố tụng dân sự chính là việc xác định chỗ được dành cho Luật sư trong tụng dân sự khi Tòa án giải quyết một vụ việc dân sự.
Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Luật sư có vị trí là người tham gia tố tụng; có vai trị bảo vệ quyền lợi cho đương sự hay đại diện cho đương sự khi tham gia hoạt động tố tụng dân sự. Ứng với vị trí đó thì Luật sư có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong q trình tố tụng, có quyền tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án; tham gia việc hoà giải, tham gia phiên tồ hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
21
Ở Việt Nam, mặc dù Luật sư mới được chính thức thừa nhận năm 1987 tại Pháp lệnh tổ chức Luật sư, nhưng các Luật sư đã hoạt động rất tích cực, chứng tỏ tầm quan trọng và hiệu quả hoạt động của mình. Càng ngày Luật sư càng đáp ứng được nguyện vọng và niềm tin mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Do vậy, xác định đúng vị trí của Luật sư là một việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Lĩnh vực chủ yếu của Luật sư là tham gia tố tụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mối quan hệ pháp lý khác. Với mỗi đối tượng khác nhau thì ý nghĩa vị trí của Luật sư là khác nhau. Xét từ góc độ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì Luật sư là người tham gia tố tụng. Việc đánh giá đúng vị trí của Luật sư sẽ tạo ra sự phối hợp giữa Tòa án với Luật sư trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. Bằng việc cung cấp, đánh giá chứng cứ, tranh luận tại phiên tịa, Luật sư có thể mơ tả chính xác nội dung của vụ việc.
Trong thực tế, rất nhiều vụ việc được giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật nhờ sự lắng nghe và tôn trọng các chứng cứ mà Luật sư cung cấp từ phía Tịa án. Đối với mỗi người dân nói chung khi thực sự coi trọng vị trí của Luật sư khi tham gia tố tụng sẽ giúp họ biết được cách thức bảo vệ mình, tìm đến Luật sư bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết và tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của Luật sư. Đối với bản thân mỗi Luật sư cũng cần xác định đúng vị trí của mình trong tố tụng dân sự. Việc xác định đúng vị trí của mình giúp Luật sư tự tin hơn, chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng.
1.2.2 Vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự
Cũng theo như cách giải thích trong cuốn Từ điển nêu trên khái niệm
“vai trò” được hiểu là “tác dụng chức năng trong hoạt động, sự phát triển
22
Nói tới vai trị của Luật sư trong tố tụng dân sự là nói tới những tác động, ảnh hưởng của Luật sư đối với các cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động của mình đối với xã hội thông qua các chức năng cao quý của nghề nghiệp, góp phần vào q trình xây dựng và phát triển dân chủ, tạo lập công bằng xã hội. Khẳng định vai trị của Luật sư trong cơng cuộc xây dựng nhà
nước pháp quyền là khẳng định nguyên tắc “Thượng tôn pháp luật”, coi pháp
luật là thước đo giá trị công bằng, chuẩn mực ứng xử của chủ thể trong xã hội. Là người có kiến thức pháp luật, Luật sư là cầu nối chuyển tải pháp luật vào đời sống phục vụ hiệu quả cho việc quản lý nhà nước. Đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp được hình thành sẽ là một bộ phận quan trọng góp phần tạo thế ổn định trong phát triển xã hội, bộ máy nhà nước có được sự trợ giúp pháp lý để vận hành và quyết sách đúng đắn, tố tụng tư pháp có được sự đối trọng cần thiết tạo ra bản chất dân chủ trong hoạt động, người dân có được chỗ dựa về mặt pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các biểu hiện xâm phạm.
Trong pháp luật Tố tụng dân sự vai trò của Luật sư được thể hiện trên những khía cạnh sau :
- Vai trò của Luật sư trong việc đại diện cho các đương sự trong tố tụng dân sự
Người đại diện cho đương sự trong tố tụng có nhiều loại: Đại diện theo pháp luật (hay là đại diện đương nhiên) trong trường hợp nếu đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần; hay đại diện theo chỉ định của Tòa án (phát sinh từ quyết định của Tòa án) và đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, Luật sư thường tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền là chủ yếu.
Trong thực tiễn xét xử của Tòa án trước đây phần lớn các đương sự trực tiếp tham gia vào tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
23
Chỉ trong trường hợp vì lý do khách quan nào đó như: sức khỏe, điều kiện công tác, nghề nghiệp...khiến họ không thể trực tiếp tham gia tố tụng được thì họ mới ủy quyền cho người mà họ tin tưởng làm đại diện cho mình tham gia tố tụng. Tuy vậy, do điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay đã phát triển và yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có sự thay đổi nên đương sự đã ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng nhiều hơn. Việc Luật sư được đương sự ủy quyền tham gia tố tụng là do đương sự nhận thức được về trình độ văn hóa, sự thiếu hiểu biết pháp luật của mình, họ tự thấy mình khơng đủ hiểu biết pháp luật, khơng thể biết hết các thủ tục cần làm nên để đảm bảo quyền lợi của họ trước Tòa án, họ đã nhờ Luật sư làm đại diện cho mình tham gia các q trình tố tụng. Do đó vai trị đại diện của Luật sư càng ngày càng được coi trọng.
- Vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trước Toà
Cùng với vai trò là đại diện của đương sự, Luật sư còn giữ vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tịa án. Với vai trò này pháp luật quy định cho Luật sư những quyền và nghĩa vụ cụ thể để họ thực hiện tốt vai trị của mình. Điều này được thể hiện rõ nhất là tại phiên tịa xét xử, thơng qua việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Luật sư được hỏi đương sự và những người tham gia tố tụng khác về những vấn đề của vụ án. Khi tranh luận, Luật sư phân tích, lập luận đưa ra những lý lẽ để bảo vệ cho thân chủ của mình…
Trong thời gian qua, hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đã bảo đảm thực hiện tốt ngun tắc tranh tụng tại phiên tồ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Thực tiễn cho thấy, việc tham gia tố tụng của các Luật sư trong tố tụng dân sự không những bảo đảm
24
tốt hơn quyền bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, bảo vệ pháp chế XHCN. Thông qua hoạt động bảo vệ, tranh tụng tại Tịa án, Luật sư đã góp phần làm giảm thiểu các vụ án có sai lầm, vi phạm, đã xuất hiện nhiều tấm gương Luật sư xuất sắc trên diễn đàn “Pháp đình”, vị thế của Luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao.