- Ban giám đốc:
4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng ĐT & PT Trà Vinh
Trong hoạtđộng kinh doanh, vốn không chỉ đóng vai trò quan trọng mà vốn còn được xem là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Chi nhánh Ngân h àng ĐT & PT Trà Vinh đã thu hút ngày ngày càng đông khách hàng đ ến quan hệ gửi tiền cũng nh ư vay vốn. Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế. bằng nhiều hình thức huyđộng như: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiết kiệm trong dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau.Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả việc đầu tiên là phải tạo ra được nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi. Vì vậy, việc quan tâm đến công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc đầu tư và mở rộng tín dụng nhằm đa phương hóađa dạng hóa khách hàng phù hợp vớiđịnh hướng phát triển của ngành.
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2006-2008
Đơn vịtính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Ngân hàngĐT&PT Trà Vinh)
Từbảng sốliệu trên cho thấy nguồn vốn của Chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm từ 275.209 triệu đồng năm 2006 tăng lên 331.093 năm 20 07, tăng đến
Năm So sánh 07/ 06 So sánh 08/07 Chỉtiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1.Vốn huyđộng 175.000 169.508 208.679 -5.492 -3,14 39.171 23,11 -TGTCKT 72.077 86.543 108.7307 14.466 20,07 22.194 25,65 -TG Tiết kiệm 92.923 82.427 93.893 -10.496 -11,30 11.466 13,91 -TP, KP 10.000 538 1.411 -9.462 -94,62 873 162,27 2. Vốn khác 4.478 915 4.094 -3.513 -79,34 3.179 347,43 3. Vốnđi vay TW 95.731 160.607 225.000 64.939 67,83 64.393 40,09 TỔNG NV 275.209 331.093 433.135 55.934 20,33 102.042 30,82
20,33% . Sang năm 2008, tổng nguồn vốn được tăng lên đáng kể, tăng 102.024 triệu đồng về số tuyệt đối tức tăng 30,82% về số tương đối. Cụ thể tổng nguồn vốn qua các năm nhưsau:
* Vốn huy động: Đây là nguồn vốn lớn nhất trong tổng nguồn ở các Ngân hàng thương mại. Khi mới chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn huy động chiếm triệu đồngtrọng không cao so với tổng nguồn vốn. Trong năm 2007 vốn huy động giảm 5.492 triệu đồng, hay giảm 3,14% so với 2006. Một nguyên nhân chính là do trong năm 2007 có ngày càng nhiều Chi nhánh của các Ngân hàng thương mại khác, tạo ra một sự cạnh tranh không nhỏ. Mặt khác, là do các tổ chức kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực khác thay vì gởi tiền vào Ngân hàng. Đến năm 2008 vốn huy động tăng 39.171 triệu đồng về số tuyệt đối tức tăng 23,11% về số t ương đối nguyên nhân là do trong năm 2008, Chi nhánh đã áp dụng chính sách huyđộng vốn hợp lý như: tăng lãi suất kỳhạn, những chính sách ưu đãi khách hàng có sốdư tiền gửi lớn,….
* Tiềngởitổ chức kinh tế: là hình thức huy động mà Chi nhánh đang sử dụng vì nó phát sinh liên tục và khối lượng lớn thì Chi nhánh có thể lợi dụng nó để cho vay mà không sợrủi ro trong việc chi trả và khi có phát sinh liên tục thì Chi nhánh có thể dùng phần này để thanh toán cho phần kia được. Tiền gửi tổ chức kinh tế dưới hai hình thức: C ó kỳ hạn và không kỳ hạn. Cụ thể qua 3 năm tăng liên tục, năm 2007 tăng 14.466 triệu đồng hay tăng 20,07%. Và năm 2008, tiền gửi tổ chức kinh tế cũng tăng 22.194 triệu đồng, tức tăng 2 5 , 6 5 %. Nguyên nhân là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế hay tiền gửi của doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán đây là lo ại tiền gửi nhằm mục đích phục vụ thanh toán cho khách hàng gửi tiền. Việc tăng giảm nguồn vốn phụ thuộc v ào chính sách đ ầu tư, sử dụng vốn của một số doanh nghiệp có lượng tiền gửi nhiều, v à trong năm nay các doanh nghi ệp làm ăn đạt hiệu quả vàđược hưởng từ chính sách lãi suất hấp dẫn của Ngân hàng nên lượng tiền phục vụ công tác thanh toán của các tổ chức kinh tế tăng.
* Tiềngởitiết kiệm: Ngân hàng ĐT&PT Trà Vinh khuyến khích khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng dưới hai hình thức: Tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn và tiền gửi kiệm không kỳhạn.
đồng, tức giảm 10.496 triệu đồng hay giảm 11,30% về số tương đối. Nguyên nhân là do giá cả biến động, sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng mới xuất hiện. Do thông tin các loại hình tiền gửi của Ngân hàng chưa được phổ biến sâu trong dân chúng cho nên sự am hiểu về thủ tục tiền gửi hay rút tiền của dân chúng còn hạn chế làm cho họ e ngại đến Ngân hàng giao dịch. Đến năm 2008 đạt 93.893 triệu đồng tăng 11.466 triệu đồng hay tăng 13,91%. S ựbiếnđộng này là do trong năm 2008, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nguời dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càngtăng. Nguời dân có vốn tích luỹ tạm thời nhàn rỗi, họ có ý thức hơn trong việc giữ đồngtiền của mình sao cho an toàn lại có khả năng sinh lời cho nên họ chọn biện pháp gửi tiền trong Ngân hàng để hưởnglãi. Vì thếtiền gửi tiết kiệm của dân cưtại Ngân hàng tăng. Với chính sách lãi suất hấp dẫn, nhiều hạn mức gửi tiền, kèm theo nhiều hình thức khuyến mãi, quà tặng ưu đãi đã lôi kéo khách hàng, thu hút được một số lượng lớn khách hàng từ đối thủcạnh tranh.
* Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu: Đây là biện pháp huy động vốn khi Ngân hàng gặp khó khăn về vốn đầu tư và việc phát hành này dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu năm 2007 là 538 triệu đồng, giảm 9.462 triệu đồng, tức giảm đến 94,62% so với năm 2006. Đến năm 2008 là 1.411 tăng 873 triệu đồng so với năm 2007 tức tăng 126,27% về số t ương đối.
* Vốn khác: Bao gồm lãi chưa phân phối và các khoản phải trả và các tài sản nợkhác. Đâyđược xem là lượng tiền nhàn rỗi để bổ sung vốn lưu động khi cần thiết. Trong năm 2007 nền kinh tế Tỉnh Tr à Vinh được quan tâm và phát triển hơn cho nên các tổ chức tín dụng cần vốn để phục vụ cho hoạt động của mình như: đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, mở rộng quy mô hoạt động...nên ít gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra năm 2007 trên đ ịa bàn Tỉnh xuất hiện nhiều Ngân hàng thương mại nên đơn vị phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn. Vì vậy mà nguồn vốn này giảm xuống nhanh chó ng còn 915 triệu đồng, tức giảm 3.513 triệuđồng hay giảm 79,34%. Đến năm 2008 tăng lên 4.094 triệu đồng tức tăng 3.179 triệu đồng về số tuyệt đối v à tăng 347% về số tương đối so với năm 2007. Nguyên nhân là do s ự phát triển kinh tế địa ph ương, nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao trong khi v ốn huy động của Ngân hàng còn thấp không đủ
khả năng đáp ứng nên Ngân hàng phải vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng, vì vậy mà vốn vay có sự gia tăng đáng kể. Cùng với sự gia tăng của vốn vay thì vốn khác như lãi chưa phân phối, nguồn vốn ủy thác v à đầu tư cũng tăng lên cao nên làm cho lo ại nguồn vốn này tăng lên đáng kể so với năm 2007.
* Vốn vay Ngân hàng Trung ư ơng: Nguồn vốn này chiếm triệu đồnglệ khá cao so với tổng nguồn vốn. Tuy nhiên do Chi nhánh mới chuyển sang hoạtđộng kinh doanh nhưmột Ngân hàng thương mại dođó nguồn vốn huyđộng chưa cao lắm mặc dù Ngân hàng cố gắng tìm mọi biện pháp khuyến khích các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Trong năm 2007, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Trung ương t ă n g160.670 triệu đồng, tăng 64.939 triệu đồng, tức tăng 67,83%. Trong năm 2008 tăng thêm 102.042 triệu đồng tức tăng 30,82% so với năm 2007. Nguồn vốn vay tăng là do nhu cầu cho vay của C hi nhánh tăng vì vốn huy động không đáp ứngđủ, nên Ngân hàng phải vay Ngân hàng Trung ương.
Tóm lại, mặc dù lượng vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua nhưng thực tế lại chưa đáp ứng đ ủ vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng phải thuờng sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở với lãi suất cao hơn lãi suất Ngân hàng huy động. Đ i ều này ảnh hưởng lớn đ ến chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Song song đó, việc huy động vốn hiện nay gặp nhiều khó khăn, không chỉ đối với BIDV mà đốivớitất cả các ngân hàng khác. Bởilẽ, theo xuhướng nền kinh tếhội nhập,nguờidân ngày càng có nhiều sự chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn các kênh khác nhau để đầu tư vốn của mình, gửi tiền vào Ngân hàng không phải là cách duy nhất như: mua bảo hiểm, đ ầu tư kinh doanh, đ ầu tư vốn cho nguời thân đi xuất khẩu lao động, đầu tư vào bất động sản, du lịch, gửi tiết kiệm bưu điện,…Thách thức đó đòi hỏi Ngân hàng phải có chiến luợc huy độngvốn hiệu quảhơn nhằm nâng cao năng lực canh tranh.