Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Trà Vinh. (Trang 40 - 44)

- Ban giám đốc:

2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

4.3.1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động vừa trực tiếp phục vụ cho đầu tư phát triển, vừa góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Thời gian gần đây, hoạt động tín dụng ngắn hạn diễn ra rất sôi nổi cùng với sự phát triển kinh tế Tỉnh nhà, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Trà Vinh đã cung cấp một lượng vốn ngắn hạn rất lớn cho hầu hết các thành phần kinh tế như: HTX&TNHH, doanh nghiệp tư nhân & cá thể,... Do đó, hoạt động theo từng định hướng của Ngân hàng, Chi nhánh xác định khởi đầu chất lượng tín dụng chứ không chạy theo doanh số, chủ động tìm khách hàng, mởrộng khách hàng có chọn lọc. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, củng cố phát triển khách hàng truyền thống.

Bảng 6 : TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vịtính: Triệu đồng

Năm So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07

Thành phần kinh tế

2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

DN nhà nước 26.722 - 32.500 -26.722 -100,00 32.500 100,00 HTX & TNHH 100.299 152.634 220.315 52.335 52,18 67.681 44,34 DNTN & cá thể 188.167 263.463 423.890 75.296 40,02 160.427 60,89 Cổ phần 44.401 120.466 244.868 76.065 171,31 124.402 103,27

Tổng cộng 359.588 536.563 921.573 176.974 49,22 385.010 71,75

Hình 5 : Doanh sốcho vay theo thành phần kinh tếqua 3năm

Hình 6: Cơ cấu doanh số cho vay qua ba năm 2006-2008

Qua bảng phân tích trên, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2007 tăng 176.974 triệu đồng so với năm 2006. Năm

2008 tăng 385.010 so với năm 2007. Kết quảnày cho thấy quy mô tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, việc cho vay lại khôngđồng đều giữa các thành phần kinh tế. Cụthể:

Doanh nghiệp Nhà nước: Ta thấy doanh số cho vay của thành phần kinh tế doanh nghiệp Nhà nước giảm dần qua các năm. Nếu so với năm 2006, doanh số cho vay năm 2007 của Ngân hàng đối với thành phần kinh tế này giảm đến mức thấp nhất là không có doanh nghiệp Nhà nước nào vay. Sở dĩ doanh số cho vay ở khối doanh nghiệp Nhà nước giảm trong năm 2007 là do khách hàng chủ yếu của Chi nhánh trước đây là các đơn vị quốc doanh, đặc biệt là các đơn vị xây lắp, thương mại nhưng dần được cổ phần hoá và một số chuyển sangđơn vị khác như: Công ty Dược Vật Tư Y Tế, Công ty công trình giao thông 72, Công ty Xây Dựng 414, Công ty Thuỷ Lợi... là những khách hàng có quan hệ thường xuyên thì hầu như không có nhu cầu hay họ chỉ có nhu cầu một số lượng nhỏ nên trong năm 2008 tăng lên 32.500 tri ệu đồng. Nhìn chung, cho vay đối với các đơn vị quốc doanh trước đâyđược chú trọng nhiều nhưng càng về sau khối doanh nghiệp này một số làm ăn thua lỗ được chuyển sang hình thức cổphần nên gầnđây Ngân hàng không chú trọng nhiềuở lĩnh vực này.

Hợptác xã và Công ty trách nhiệm hữu hạn: Doanh sốcho vay của HTX & Công ty TNHH chiếm triệu đồngtrọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2007 chiếm đến 2 8 , 4 5 % trong tổng doanh số cho vay, và đến năm 2008 chiếm 23,91% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 152.634 tăng 52,1 8 % so với năm 2006, năm 2008 doanh số cho vay tăng 44,34 % so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do HTX và Công ty TNHH đã hình thành nhiều trên địa bàn Tỉnh, và hoạtđộng của nó cũng đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng cho kinh tế Tỉnh nhà những năm gần đây. Cho nên Chi nhánh cũng rất chú trọng cho vayđối với thành phần kinh tế này, Các công ty này thường xuyên có mối quan hệvới Ngân hàng và Ngân hàng thường xuyên tìm kiếm nhiều khách hàng HTX & Công ty TNHH mới khác để cho vay vì đây là những doanh nghiệp làmănđạt hiệu quảcao trong Tỉnh.

Tưnhân và Cá thể: Doanh số cho vay tăng qua các năm. Nhìn vào đồ thị có thể thấy được doanh số cho vay tư nhân và cá thể đúng ở mức cao nhất so

với các thành phần kinh tế khác. Nếu so với năm 2006 thì doanh số cho vay năm 2007 tăng 75.296 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng 160.427 triệu đồng so với năm 2007. Mặc dù, doanh số cho vayđối với các thành phần kinh tế tư nhân và các thể tăng nhanh qua các năm nhưng triệu đồngtrọng của nó đối với tổng doanh số cho vay có sự biến động qua các năm. Năm 2006 chiếm 52,33%, năm 2007 chiếm 49,10% đến năm 2008 chiếm 46%. Nguyên nhân là do DNTN & cá thể hình thành và tăng mạnh nên tổng doanh sốcho vay ngắn hạn tăng nhanh. Nhìn chung, doanh nghiệp tưnhân và cá thểlà 2 loại hình kinh doanhđang ngày càng làmăn có hiệu quả.

Các doanh nghiệp tư nhân là những khách hàng kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua đã tạo được uy tín với Ngân hàng như: Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thành, Cơ sởgỗ Thanh Thế, doanh nghiệp tư nhân Năm Mến... với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đặc biệt thích hợp với đặc thù kinh tế của Tỉnh. Vì vậy, so với hai loại hình trên thì doanh nghiệp tưnhân tỏ ra hữu hiệu hơn, quản lý đồng vốn chặt chẽ hơn. Cũng chính vì thế, khi Chi nhánh chuyển sang hoạtđộng như một Ngân hàng thương mại theo phươnghướng “mở rộng tín dụng vàđa dạng hóa khách hàng” thìđây là thành phần kinh tế mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm khuyến khích, nó vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn kinh doanh, vừa phù hợpđặc thù kinh tếcủa Tỉnh nhà.

Đối với thành phần kinh tế cá thể Ngân hàng cũngđang chú trọng mở rộng cho vay đây là lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các tuyến huyện. Việc đầu tư cải tạo vườn tạp, lập vườn mới, chăn nuôi ở các huyện như: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú theo hướngđi sâu vào thâm canh, chuyên canh có hiệu quả, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nông thôn. Bên cạnh đó, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Trà Vinh cũng cho vay phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản ở các huyện ven biển như: Duyên Hải, Cầu Ngang nhất là nuôi tôm, nuôi tôm sú với quy mô vừa và nhỏ đạt hiệu quả khá cao. Ngoài ra Chi nhánh còn cho vay kinh tế giađình như tạp hoá, quán cà phê,…Đây cũng là những mô hình kinh tế hiệu quả mà hiện tại Chi nhánh cũng khuyến khích cho vay loại thành phần kinh tếnày.

Công ty cổphần: Trong những năm gầnđây, khối công ty cổ phầnđược hình thành khá nhiều nên Ngân hàng cũng chú trọng cho vay ở hình thức này. Cụ

thể qua các năm, doanh số cho vay công ty cổ phần cũng tăng dần. Năm 2006, chỉ đạt 44.401 triệu đồng, đến năm 2007, con số này tăng 76.065 triệu đồng, đạt 120.466 triệu đồng, tăng 248,57%. Sang năm 2007, doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 244.868 triệu đồng, tăng 12 4.4 0 2 triệu đồng, tức tăng 103,21 % so với năm 2007. Tuy khối lượng công ty cổ phần còn tương đối ít ở Trà Vinh nhưng đây là những đơn vị làm ăn hiệu quả cao nên trong những năm gần đây Ngân hàng mởrộng cho vayởhình thức này.

Nhìn chung, trong thời gian ngắn thực hiện chức năng kinh doanh tổng hợp, việc cấp phát vốn cho các đơn vị theo kếhoạch Nhà nước của Chi nhánh đang được giảm dần, Chi nhánh còn đáp ứng n hu cầu cấp bách và bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp, cá thể thông qua tín dụng ngắn hạn, góp phần tích cực phục vụ đầu tư phát triển cho Tỉnh nhà. Tuy nhiên khối lượng tín dụng chưa đều nhau giữa các thành phần kinh tế, khối công ty cổ phần đang chiếm triệu đồnglệ thấp. Vì thế, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Trà Vinh cũng cần có biện pháp cân bằng các thành phần kinh tế trong cho vay nhằm tạo thế ổn định cho mình.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Trà Vinh. (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)