Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Trà Vinh. (Trang 44 - 47)

- Ban giám đốc:

2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

4.3.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn

Một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà phải chú trọngđến việc thu nợlàm sao để đảm bảođược nguồn vốn bỏra thu hồi lại nhanh, tránh thất thoát. Do đó, công tác thu nợ được xem là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng. Nếu việc thu nợ tốt sẽ làm giảm được nợ xấu, làm cho rủi ro của Ngân hàng giảm xuống.

Bảng 7: TÌNH HÌNH THU NỢNGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦNKINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07

Thành phần kinh tế

2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

DN nhà nước 34.264 - 12.500 -34.264 100,00 12.500 100,00 HTX & TNHH 85.450 123.853 216.889 38.403 44,94 93.036 75,12 DNTN & cá thể 148.009 250.190 420.488 102.181 69,04 170.298 68,07 Cổ phần 40.030 109.040 211.078 69.010 172,40 102.038 93,58

Tổng cộng 307.753 483.083 860.955 175.330 56,97 377.872 78,22

Hình 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2006-2008

Trong những năm qua, công việc thu nợ được Chi nhánh hết sức quan tâm đúng mức cho nên việc thu nợkhông ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 thu nợ đạt 483.083 triệu đồng, tăng 175.330 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 thu nợ đạt 860.955 Kết quả này cho thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh ngày càng có hiệu quả, cụ thểtừng thành phần kinh tế như sau:

Doanh nghiệp Nhà nước:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tình hình thu nợ ở khối doanh nghiệp Nhà nước giảm qua các năm. Năm 2006, thu nợ đạt 34.264 triệu đồng. Đến năm 2007, con số này giảm 100%, không có thu nợ. Nguyên nhân thu nợgiảm qua các năm là do doanh số cho vayở khối doanh nghiệp Nhà nước cũng giảm dần vàđến năm 2007, doanh sốcho vay doanh nghiệp Nhà nước chỉbằng không nên thu nợcũng giảm theo. Sang năm 2008 thu n ợ đạt 12.500 triệu đồng.

HTX & Công ty TNHH:

Thu nợ từcác HTX & Công ty TNHH tăng dần qua các năm. Năm 2007 thu nợ tăng lên 123.853 triệu đồng, tăng 38.403 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 thu nợ tiếp tục tăng 93.036 đạt 216.889 triệu đồng. Thu nợ đối với HTX & Công ty TNHH chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nợ ngắn hạn, năm 2006 chiếm 27,77% so với tổng thu nợngắn hạn, năm 2007 chiếm 25,64% so với tổng thu nợ ngắn, năm 2008 chiếm 25,19 là do việc cho vay đối với thành phần kinh tế này cũng khá cao. Nguyên nhân là do Ngân hàng chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế này và hai loại hình này làm ăn đạt hiệu quả

cao nên thu nợ đạt dễdàng.

Tưnhân và Cá thể:

Thu nợ của thành phần kinh tế này cũng tăng đáng kể. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 250.190 triệu đồng, tăng 102.181 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh s ố thu nợ đạt 420.488 tăng 170.298 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh điều chỉnh lãi suất cho vay giảm làm cho khách hàng đảo nợ, vốn vay với lãi suất thấp hơn. Mặt khác, một số doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh gia đình kinh doanh có hiệu quả trả nợ vay tốt. Doanh số thu nợqua các năm đều tăng và triệu đồngtrọng thu nợ của nó trong tổng doanh số thu nợ cũng tăng theo. Năm 2006 chiếm 48,09%, năm 2007 chiếm 51,79% năm 2008 chiếm 48,84%. Hầu như tư nhân và cá thể chỉ có nhu cầu vay ngắn hạn, nên công tác thu nợ cũng đạt hiệu quả nhanh chóng.

Công ty cổphần:

Cùng với tăng doanh số cho vay, việc thu nợ ở các công ty cổ phần cũng tăng theo. Năm 2007 thu nợ tăng 69.010 triệu đồng, đạt 109.040 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 thu n ợ tăng 102.038 triệu đồng đạt 211.087 triệu đồng. Và tỷ trọng thu nợ trong các công ty cổ phần trong tổng thu nợ cũng tăng theo. Năm 2006 chiếm 13,01%, năm 2007 chiếm 22,57% năm 2008 tiếp tục tăng chiếm 24,52% trong tổng thu nợ. Nguyên nhân thu nợ ở công ty cổ phần tăng trong tổng thu nợ là do doanh số cho vay ở các công ty cổ phần tăng khá mạnh

Nhìn chung, việc thu nợ của Chi nhánh đạt kết quả khá cao, tăng trưởng qua từng năm.Đạtđược kết quảnhưvậy là do cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng từ lúc đánh giá lựa chọn khách hàng đến lúc cho vay, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải theo dõi chặt chẽ các khế ước vay vốn, đôn đốc khách hàng trảnợ đúng hạn. Nếu đơn vị thật sựcó khảnăng trảnợnhưng do chu kỳkinh doanh dài hơn kếhoạch nên không thu hồiđược vốn kịp thời thì cán bộ tín dụng linh hoạt cho đơn vị gia hạn nợ mà không chuyển sang nợ quá hnợ xấunhờ phương pháp này Chi nhánh không những tạo cho khách hàng phát triển sản xuất mà còn tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng, thúcđẩy công tác thu nợ ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Trà Vinh. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)