PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho khách sạn trường an năm 2008.pdf (Trang 44)

4.3.1. Môi trường vĩ mô

4.3.1.1. Các yếu tố về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Long không đều năm 2005 GDP đạt 8,4%; năm 2006 GDP đạt 8,2% và năm 2007 GDP đạt 8,5% năm 2008 ước đạt 8,7%. Thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng cao do các chính sách tăng lương, nền kinh tế phát triển. Thu nhập tăng làm đẩy mạnh nhu cầu đi du lịch của người dân và yêu cầu chất lượng cũng tăng lên đáng kể.

Sự xuất hiện nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhà đã phần nào góp phần thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng đầu tư.

Năm 2008 Cần Thơ đăng cai tổ chức lễ khai mạc năm du lịch quốc gia. Lễ

này đã thu hút không ít khách đến Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng.

Vĩnh Long đăng cai tổ chức giải quần vợt ngành Du lịch, giải bóng chuyền trên cát trong hội chợ Nông nghiệp tháng 5 năm 2008.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đang xây dựng và hoàn thiện:

- Dự án xây cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), nâng cấp sân bay Trà Nóc, cải tạo cụm cảng Cái Cui đã khởi động, khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa du khách đến Vĩnh Long - Cần Thơ nhiều hơn do phát triển giao thông, đồng thời phát triển du lịch với toàn khu vực.

- Dự án mở rộng đường quốc lộ từ Vĩnh Long qua Cần Thơ khởi công xây dựng và hoàn thành trong năm 2008 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong giao thông giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

- Sau khi cầu Mỹ Thuận xây dựng xong và đưa vào hoạt động đã thu hút khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long nhiều hơn do đường xá giao thông thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian chờ phà và cảm giác không an toàn khi đi phà.

Muốn phát triển du lịch của một tỉnh thì trước tiên giao thông của tỉnh đó phải phát triển. Vì vậy, sự phát triển và hoàn thiện hệ thông giao thông của tỉnh nhà đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển du lịch Vĩnh Long. Các con đường giao thông liên xã tại các cù lao, nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan cũng ngày càng được hoàn thiện.

Tóm lại, sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, hệ thống giao thông thuận lợi

đã kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ nhiều hơn, góp phần làm cho du lịch tỉnh nhà phát triển và thu hút lượng khách đến Vĩnh Long ngày càng đông hơn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khách sạn phát triển. Ngoài ra, thu nhập của người dân tăng cao làm cho nhu cầu đi du lịch của họ tăng lên tạo cơ hội cho các khách sạn phát triển. Đồng thời, đây cũng là thách thức cho các khách sạn vì yêu cầu chất lượng của khách hàng cũng tăng lên, đòi hỏi các khách sạn phải không ngừng nâng cao chất lượng của mình để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.

4.3.1.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật

Trong xu thế hội nhập, trước sự bành trướng của nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn lớn của nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động và phát triển tốt hơn, chính phủđã đưa ra Luật Du lịch. Và Luật này đã được Sở TM – DL Vĩnh Long triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch đến các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Để công tác tuyên truyền, hướng dẫn và quản lý các doanh nghiệp du lịch có hiệu quả, Sở TM – DL đã đưa ra một số quy định trong lĩnh vực du lịch, lưu trú để các cơ sở thực hiện, hoàn thành nghĩa vụ và quyền lợi của mình tốt hơn. Do tại Vĩnh Long khách sạn chỉ chiếm 65% tổng số cơ sở lưu trú của tỉnh (32 cơ

sở), còn 35% là các nhà khách, nhà trọ nên việc đưa ra nghị định số 39/2000/NĐ- CP ngày 24/08/2000 của chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch là chưa đủ nên tỉnh

đã dưa ra quyết định 2704/2001/QĐ.UB ngày 14/09/2001 của UBND Tình về

việc ban hành Quy định Quản lý kinh doanh nhà trọ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Với hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong hệ thống cơ sở lưu trú của Tỉnh Vĩnh Long. Nó đã quy định rất rõ những quyền hạn và quyền lợi mà các doanh nghiệp phải thực hiện và được hưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vì nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trước sự bành trướng của nhiều khách sạn lớn liên doanh với tập doàn nước ngoài.

Tình hình chính trị ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng thì ổn

định, không xảy ra chiến tranh và các cuộc đảo chính. Chính trị ổn định là điều kiện đầu tiên để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì nơi nào có hòa bình thì nơi đó thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và lưu trú nhiều hơn và lâu hơn. Đa số đi du lịch là nhằm mục đích tham quan và giải trí nên du khách luôn chọn những điểm du lịch an toàn về an ninh chính trị để đến. Chính vì vậy, nền chính trị ổn định phần nào đã tạo sự thu hút du khách đến Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh kách sạn vì lượng khách lưu trú tại Vĩnh Long tăng lên.

Sự tồn tại và phát triển của sở TM – DL Vĩnh Long cũng tạo ra không ít

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Với sự quan tâm, chỉ đạo của Sở về các kế hoạch phát triển các cụm điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú, các kế hoạch thu hút vốn đầu tư vào du lịch. Đồng thời, sựưu tiên phát triển ngành Du lịch – Dịch vụ thành một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà đã làm cho các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đây là điều kiện tốt để tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến và lưu trú lâu hơn tại Vĩnh Long.

Hằng năm, Sở TM – DL Vĩnh Long luôn tổ chức các buổi hội nghị về du lịch Vĩnh Long để tổng kết kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đã đạt được và những hạn chế còn mắc phải và đề ra hướng giải quyết và phát triển của mình. Từ đây, Sở TM – DL tổng kết lại và có kế hoạch phát triển toàn ngành du lịch cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, chiến lược của

tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Sở cũng cung cấp những tài liệu, số liệu có liên quan đến ngành cho các doanh nghiệp biết và có kế hoạch riêng cho mình để phát triển, hoạt động kinh doanh tốt hơn.

4.3.1.3. Các yếu tố môi trường tự nhiên

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Từ lâu, nơi đây được xem là cửa ngỏ, là nhịp cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp Tiền Giang, Tây Bắc giáp Đồng Tháp, Đông giáp Bến Tre,

Đông Nam giáp Trà Vinh và phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, thời tiết ở Vĩnh Long ổn định, mưa thuận gió hòa đã tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến Vĩnh Long nhiều hơn tại mọi thời điểm trong năm. Với vị trí như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng của tỉnh.

Là một tỉnh giữa vùng sông nước, Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống các cù lao trù phú với những vườn cây trái xanh mướt, trĩu quả…tạo nên một khung cảnh thanh bình êm ả sẽ làm cho những lo lắng đời thường của du khách tan biến. Ngoài ra, còn có các điểm tham quan nổi tiếng như: Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang, các đình, miếu, lăng,… có tuổi đời hàng trăm năm, là niềm tự

hào của người dân Vĩnh Long, là các điểm tham quan khá hấp dẫn đối với du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Vĩnh Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vĩnh Long còn hấp dẫn du khách bởi các làng nghề, chợ nổi, đờn ca tài tử… dọc bên bờ sông sông Tiền, sông Cổ Chiên. Các điểm du lịch tại Vĩnh Long khá đa dạng nhưng nổi tiếng và được đầu tư, khai thác nhiều vẫn là du lịch miệt vườn bởi Vĩnh Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt.

ð Tóm lại, Vĩnh Long là nơi có vị trí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tuyến điểm du lịch

để thu hút du khách đến tham quan và giữ chân khách được lâu hơn. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống các khách sạn phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến và lưu trú tại Vĩnh Long.

4.3.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội

Kinh tế phát triển làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện hơn. Cuộc sống tốt đẹp làm cho con người có những nhu cầu cao hơn như được đi du lịch, thích được hưởng thụ thành quả lao động của mình. Chính

điều này đã thúc đẩy con người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm. Họ

thích các chuyến du lịch xa nhà vào các dịp nghỉ tết, lễ… trong vài ngày để tận hưởng những thành quả lao động đạt được trong thời gian vừa qua.

Sự phát triển công nghiệp tại các tỉnh thành đã tạo ra một môi trường ngột ngạt làm cho mọi người cảm thấy khó chịu và luôn có xu hướng đi du lịch để giải tỏa các phiền muộn trong công việc, lo toan trong cuộc sống mà họ mắc phải.

Điều này đã làm cho người dân có xu hướng đi du lịch miệt vườn nhiều hơn vì nó sẽ giúp cho họ có một tinh thần thoải mái sau những lo toan, phiền muộn của cuộc sống. Chính vì vậy, các du khách luôn tìm đến các điểm du lịch mà họ có thể hòa nhập với thiên nhiên như các điểm du lịch sinh thái miệt vườn tại các cù lao như: cù lao An Bình, Hòa Ninh,….

Ý thức làm du lịch của người dân chưa cao, chưa chú trọng đến an toàn trong vận chuyển khách du lịch làm cho lượng khách quay lại thấp.

Bên cạnh, việc đi du lịch giải trí du khách còn quan tâm nhiều hơn về

khách sạn mà họ sẽ lưu trú để hiệu quả của chuyến đi được nâng cao hơn nữa. Vì thế mà việc chọn nơi lưu trú của du khách cũng có sự thay đổi lớn. Đa số các du khách đều muốn lưu trú tại các khách sạn thoáng mát, yên tỉnh và đầy đủ các tiện nghi; những nơi mà có thể tạo ra cảm giác an toàn, thoải mái, ấm cúng như ngôi nhà thứ hai của họ.

Du khách không chỉđến lưu trú đơn thuần mà còn sử dụng các dịch vụ hổ

trợ khác kèm theo trong lúc lưu trú như dịch vụăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ

chăm sóc sức khỏe…. Đây là thuận lợi lớn cho khách sạn Trường An vì khách sạn được xây dựng và hoạt động theo lối hòa nhập với thiên nhiên; cung cấp nhiều dịch vụ khác tại chỗ.

Còn xu hướng khách du lịch quốc tế thì đi du lịch là để tìm hiểu đời sống tinh thần của con người ở miền sông nước Việt Nam nên họ có xu hướng tham gia loại hình du lịch Home-Stay hơn. Đây là một trong các loại hình du lịch tại Vĩnh Long thu hút du khách quốc tế nhiều nhất tại Đồng Bằng sông Cửu Long.

Tuy lượng khách du lịch tăng nhưng không mang đến doanh thu không lớn cho các khách sạn hiện đại vì họ không lưu trú tại các khách sạn lớn mà thường lưu trú tại nhà dân để hòa nhập vào cuộc sống dân dã của người dân địa phương vùng sông nước nhằm tìm hiểu cuộc sống, nền văn hóa của người dân.

4.3.1.5. Nguồn nhân lực

Tốc độ phát triển du lịch của cả nước nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng đang trên đà phát triển kéo theo nhu cầu ngày càng nhiều về

nguồn nhân lực. Tuy nhiên, số lượng lao động trong ngành có qua đào tạo còn thấp chỉ đạt khoảng 20% tổng số lao động nhưng trong đó trình độ đại học chỉ

chiếm 3,11% tổng số lao động.

Vài năm trở lại đây các cơ sở đào tạo cũng dốc sức vào lĩnh vực này nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của ngành. Tuy nhiên, hầu hết các học viên sau khi đào tạo đều phải đào tạo lại mới cho phù hợp với thự tế bởi các chương trình đào tạo tại các trường nghiên về lý thuyết quá nhiều. Chính vì vậy, nguồn nhân lực trong ngành du lịch tại ĐBSCL không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng thiếu.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong ngành du lịch có trình độ ngoại ngữ

thấp. Lượng lao động có trình độ anh văn tuy nhiều nhưng đạt yêu cầu thì còn thấp và các ngôn ngữ khác như Hàn Quốc, Đức, Pháp… thì lượng lao động biết nói rất ít. Trong khi đó lượng khách quốc tếđến ĐBSCL ngày càng nhiều. Đây là thách thức lớn cho ngành du lịch.

Tóm lại, nguồn nhân lực của ngành du lịch có chất lượng thấp. Đây là thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch - dịch vụ bởi chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng lao động.

4.3.1.6. Môi trường quốc tế

Gia nhập WTO tạo ra những thời cơ: tranh thủ hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm đa dạng các dịch vụ du lịch; thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các kế hoạch quy hoạch và phát triển các tuyến điểm du lịch tại Vĩnh Long. Điều này đã làm cho các kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ đưa ra nhằm tạo thêm

được nhiều dịch vụ, điểm du lịch mới lạ nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến và giữ chân khách được lâu hơn ở Vĩnh Long.

Tuy nhiên, việc hội nhập cũng đem lại những khó khăn trực tiếp, việc tham gia của các tập đoàn khách sạn nước ngoài trực tiếp vào thị trường hoặc có thể liên kết với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của khách sạn Trường An.

4.3.2. Môi trường vi mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.1. Các đối thủ cạnh tranh

Khách sạn Trường An là một trong các khách sạn có mặt từ lâu với kinh nghiệm dày dặn, khách sạn luôn cung cấp các dich vụ (ăn uống, lưu trú, giải khát, lưu trú….) có chất lượng tốt cho toàn bộ khách du lịch trong và ngoài nước. Cho đến thời điểm này, khách sạn đang hoạt động trong lĩnh vực đầy tiềm năng nên số lượng đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành ngày một tăng, gây ra sự cạnh tranh rất lớn giữa các khách sạn với nhau. Cho nên, việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là điều hết sức quan trọng vì nó giúp cho chúng ta biết được về

mình và đối thủ để có những chính sách, kế hoạch cụ thể nhằm cạnh tranh tốt hơn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của khách sạn Trường An: Nếu xét vềđịa bàn hoạt động và phân hạng khách sạn hay tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn do Tổng cục Du lịch công nhận (tiêu chuẩn 2 sao); chúng tôi quyết định chọn hai khách sạn là khách sạn Cửu Long và Hoàng Hảo làm đối thủ cạnh tranh trực tiếp của khách sạn. Theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia thì khách sạn Cửu Long và Hoàng Hảo có các điểm mạnh, yếu như sau:

Ø Khách sạn Cửu Long (đạt chuẩn 2 sao).

Địa chỉ: số 1, đường 1 tháng 5, phường 1, thị xã Vĩnh Long, Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho khách sạn trường an năm 2008.pdf (Trang 44)