Các biện pháp nhằm xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 26 - 28)

Trong bước phát hiện cơ hội thị trường, bên cạnh việc xem xét các yếu tố về kinh tế như tiềm năng phát triển của nền kinh tế, đối tượng khách hàng cho sản phẩm

của dự án thì với các dự án FDI, các yếu tố như thói quen tiêu dùng cũng như phong tục tập quán của người dân địa phương cũng có ảnh hưởng lớn tới việc tìm thị trường cho sản phẩm của mình của nhà đầu tư nước ngoài. Bước phát hiện cơ hội thị trường này có thể được thực hiện thông qua khảo sát, nghiên cứu sơ bộ về thị trường nhằm phát hiện ra mảng thị trường mà dự án sẽ cung cấp sản phẩm.

Với nội dung dự báo cung – cầu về thị trường sản phẩm cho dự án, cần xem xét tới tình hình cung – cầu về sản phẩm dự án đầu tư trong quá khứ và hiện tại để đưa ra những dự báo về tương lai. Một số phương pháp dự báo thường được sử dụng như: phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp hệ số co giãn cầu, phương pháp ngoại suy theo chuỗi thời gian.

Trên cơ sở những dự báo về cung – cầu sản phẩm trong tương lai, dự án sẽ đưa ra những biện pháp cần thiết để xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường cũng như đánh giá khả năng cạnh tranh so với các đối thủ thông qua việc phân đoạn thị trường để xác định đối tượng khách hàng của dự án, từ đó xác định thị trường mục tiêu mà dự án hướng tới cũng như đề ra được các chiến lược nhằm tiếp thị cho sản phẩm của dự án.

Một dự án FDI có bước nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng sẽ tạo thuận lợi hơn cho nghiên cứu các nội dung tiếp theo của dự án, đặc biệt là việc lựa chọn công nghệ cho phù hợp với thị trường.

2.2.1.3. Nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý của dự án:

Lựa chọn bộ máy quản lý phù hợp, gọn nhẹ, có hiệu quả sẽ tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư đồng thời tăng tính năng động trong quá trình điều hành, quản lý dự án ở các giai đoạn sau. Tùy thuộc nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư nào sẽ tương ứng với một mô hình tổ chức quản lý phù hợp. Ví dụ như trong trường hợp dự án dự định triển khai theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, do không hình thành pháp nhân mới nên không có bộ máy quản lý riêng biệt mà các bên cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng chia lợi nhuận theo những nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Còn trong hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý, do đó họ có thể chủ động lựa chọn mô hình quản lý phù hợp.

Một số mô hình tổ chức bộ máy quản lý thường được áp dụng như: mô hình tổ chức quản lý theo chức năng, theo khu vực địa lý, mô hình tổ chức quản lý dạng ma trận.

2.2.1.4. Nghiên cứu công nghệ của dự án:

Cũng giống như với các dự án thông thường, nghiên cứu công nghệ của dự án FDI gồm một số nội dung như: công nghệ mà dự án sử dụng, công suất máy móc, thiết bị, các yếu tố đầu vào, cơ sở hạ tầng, địa điểm thực hiện dự án… Đây là các căn cứ quan trọng, làm tiền đề cho phân tích tài chính của dự án FDI.

Đặc trưng của dự án FDI là thường gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ nên trong nghiên cứu về công nghệ của dự án cần đưa ra các tiêu chí về công nghệ, điểm mới, hiện đại hơn so với công nghệ hiện có tại nước nhận đầu tư cũng như mức tiêu thụ các yếu tố đầu vào và các tác động tới môi trường, các biện pháp xử lý ô nhiễm đối với chất thải của dự án. Một dự án FDI sẽ thuyết phục được các cơ quan quản lý đầu tư về mặt công nghệ nếu dự án sử dụng công nghệ hiện đại, đồng thời vẫn đảm bảo các yếu tố về môi trường.

2.2.1.5. Phân tích tài chính của dự án:

Đây là nội dung quan trọng với dự án FDI, là căn cứ để nhà đầu tư, các bên tham gia góp vốn cũng như các tổ chức tín dụng xem xét quyết định bỏ vốn đầu tư. Cũng như với các dự án thông thường khác, nghiên cứu tài chính của dự án FDI gồm một số nội dung chính như:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w