Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, tìm đối tác phía Việt nam:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 62 - 64)

II. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam:

2.Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, tìm đối tác phía Việt nam:

khả thi, tìm đối tác phía Việt nam:

2.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài và các đơn vị tư vấn đầu tư trong soạn thảo dự án: thảo dự án:

Dự án FDI là một thành phần quan trọng trong hồ sơ dự án để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư và cũng là căn cứ để các tổ chức tín dụng cho vay và các cơ quan quản lý đầu tư cấp giấy chứng nhận cho dự án. Luật pháp Việt nam quy định, với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt nam phải có dự án. Trong thời gian qua, số lượng các dự án FDI ngày càng nhiều, cùng với sự hỗ trợ của địa phương, của ban quản lý trong cung cấp thông tin dẫn tới các dự án được soạn thảo ngày càng có chất lượng hơn, minh chứng là nhiều dự án được soạn thảo tốt đã nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận đầu tư, không mắc phải những sai sót về trình bày, về số liệu tính toán hay thiếu các tài liệu cần thiết…

Tuy nhiên, với điều kiện của Việt nam đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, các nội dung cũng như các quy định về hình thức của dự án FDI luôn thay đổi khiến nhà soạn thảo dự án FDI cũng như nhà đầu tư nước ngoài luôn phải tham khảo các quy định của Việt nam trong từng giai đoạn để tiến

hành các công việc của mình. Bên cạnh đó, số lượng cơ quan chuyên trách trong soạn thảo dự án FDI: các công ty tư vấn, dịch vụ của các cơ quan xúc tiến đầu tư…nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư về các quy định trong soạn thảo dự án FDI vẫn còn chưa nhiều cơ quan chuyên nghiệp, am hiểu về các quy định đối với dự án FDI cũng như có nhiều chuyên gia có chuyên môn giỏi trong từng lĩnh vực của dự án nên trong nhiều trường hợp, các dự án FDI vẫn có một số tồn tại như: các nội dung được soạn thảo không theo quy định của Bộ kế hoạch và đầu tư, một số dự án có chuyển giao công nghệ nhưng không kèm hợp đồng chuyển giao công nghệ…

2.2. Về phía các bên Việt nam trong liên doanh:

Nếu như các quy định ở thời gian đầu thu hút đầu tư nước ngoài chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp quốc doanh thì các quy định sau đó cho phép doanh nghiệp tư nhân có thể liên doanh với nước ngoài tạo ra sự quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong những năm 1996 – 2000 thì hình thức liên doanh chiếm đa số. Tuy nhiên, do khác biệt về ngôn ngữ, trình độ quản lý cũng như khả năng công nghệ nên trong quá trình triển khai thực hiện dự án của hình thức này đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng từ quan điểm sở hữu, trình độ, quyền lợi…Mặt khác, xuất phát từ những yếu kém của phía Việt nam trong thẩm định năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, năng lực thẩm định giá trị công nghệ của phía nước ngoài nên trong quá trình đàm phán thường bị lúng túng, lấn át dẫn tới các hợp đồng được kí kết không tốt, thường bị phía nước ngoài khai tăng giá trị máy móc thiết bị trong khi tỷ lệ góp vốn liên doanh của bên Việt Nam chỉ chiếm 23% vốn pháp định, khoảng hơn 10% vốn thực hiện mà chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng có sẵn, chỉ có 1-2% là bằng tiền nên hay chịu thua thiệt về lợi ích cho phía Việt nam, đặc biệt là khi các doanh nghiệp quốc doanh sử dụng vốn Nhà nước đi tiến hành liên doanh.

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 62 - 64)