II. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam:
3. Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được nhận giấy chứng nhận đầu tư:
chứng nhận đầu tư:
3.1. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư:
3.1.1. Phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Việc phân cấp trong cấp giấy chứng nhận ( giấy phép) đầu tư được bắt đầu từ quyết định 386/Ttg ngày 7/6/1997 đã chuyển hoạt động cấp phép đầu tư từ một đầu mối duy nhất là Bộ kế hoạch đầu tư cho tất cả các loại dự án sang UBND các tỉnh cũng như các Ban quản lý khu công nghiệp cho các dự án có quy mô nhất định. Đến luật đầu tư chung 2005, việc phân cấp được thực hiện triệt để hơn trong quản lý các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm, góp phần chia sẻ bớt gánh nặng trong cấp phép dự án cho Bộ kế hoạch đầu tư, đồng thời tăng tính chủ động cho các đơn vị này trong đề ra các biện pháp thu hút đầu tư vào tỉnh, khu công nghiệp của mình. Chỉ với các dự án nhóm A, dự án cần tới chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng mới cần gửi lên Bộ kế hoạch và đầu tư. Thực tế cho thấy, với chủ trương phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư, số lượng các dự án FDI được cấp phép bởi các đơn vị này ngày càng tăng, đi kèm với đó, thời gian để dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư được thu ngắn rất nhiều, thậm chí có dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngay trong ngày nộp hồ sơ.
Bên cạnh đó, cũng do các địa phương, ban quản lý được chủ động hơn trong cấp giấy chứng nhận đầu tư nên họ dễ dàng tiếp xúc với các nhà đầu tư, cung cấp các thông tin cũng như thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư trong chuẩn bị dự án. Tuy nhiên, trong quá trình phân cấp này, các địa phương cũng như ban quản lý gặp khó khăn do chưa đủ năng lực trong thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư dẫn tới trong một số trường hợp đã cấp giấy chứng nhận đầu tư không đúng thẩm quyền, dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng địa phương lại cấp giấy chứng nhận đầu tư hay tình trạng cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các tỉnh thông qua đưa ra những mức ưu đãi vượt mức quy định cũng như thiếu quy hoạch phát triển ngành, vùng dẫn tới các khu công nghiệp được xây dựng chiếm nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp hay quá gần so với đường quốc lộ cũng như
trong cấp phép chưa thực sự chú trọng nhiều tới các tác động về mặt môi trường là thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương.
3.1.2. Hoạt động thẩm định/thẩm tra trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI: dự án FDI:
Về hồ sơ dự án: so với các yêu cầu về hồ sơ dự án đầu tư nước ngoài quy định trong các Luật, Nghị định và Quyết định của các cấp có thẩm quyền trong giai đoạn từ 1987 đến 1996 và có hiệu lực thi hành đến ngày 1/7/2006 với các quy định ban hành trong Luật Đầu tư 2005 thì điểm khác biệt đáng kể nhất là với yêu cầu tài liệu về năng lực tài chính của chủ đầu tư. Trước đây quy định nộp báo cáo tài chính của nhà đầu tư 2 năm gần nhất (gồm báo cáo cân đối tài sản, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính) hoặc chứng nhận số dư ngân hàng, nay là báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm. Do đó, thực tế việc tổ chức kiểm tra là khó đảm bảo. Không có quy định cụ thể về nội dung Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư nên các thông tin đưa ra tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ đầu tư dẫn tới thiếu nhất quán và thường sơ sài, thiếu các số liệu cơ bản so với Báo cáo tài chính đã được chuẩn hóa theo quy định trước đây. Do vậy, đây là nội dung cần được nghiên cứu thêm.
Về đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý của dự án:
theo quy định của Luật Môi trường, nghị định số 80/2006/NĐ-CP về các dự án đầu tư thuộc diện phải lập đánh giá tác động môi trường đều phải lập trình thẩm định trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư. Do đó cơ chế “một cửa” theo tinh thần của Luật Đầu tư 2005 mới chỉ trong khâu cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư vẫn phải đi tới nhiều nơi để lập và trình duyệt Đánh giá tác động về môi trường vốn tốn nhiều chi phí thời gian và tài chính mà theo một số nhà đầu tư là không cần thiết và gây khó khăn cho một số loại dự án có quy mô lớn phù hợp với quy hoạch, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. Cũng tương tự, trong một số dự án không phù hợp với quy hoạch, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan chuyên ngành bổ sung, điều chỉnh quy hoạch
(thường phải qua nhiều công đoạn nghiên cứu, đánh giá) khiến dự án sau khi điều chỉnh quy hoạch xong mới được lập dự án thì cơ hội đầu tư đã qua đi.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thẩm tra dự án: theo quy định của Luật đầu tư chung đã quy định rõ ràng về quy trình thẩm tra với từng loại dự án (như đã trình bày ở Chương I) cũng như hạn mức thời gian nhưng trong thực tế giữa các cơ quan quản lý Nhà nước như địa phương với Bộ chuyên ngành chưa thực sự có sự phối hợp hiệu quả dẫn tới thời gian hỏi xin ý kiến của các Bộ chuyên ngành kéo dài, ảnh hưởng tới thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư của dự án.
Năng lực công nghệ trong thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư còn có nhiều yếu kém: nội dung này đã được đề cập trong mục 2.2.1 ở cùng chương này.
3.2. Hoạt động hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư: nhận đầu tư:
Hiện tại ở một số địa phương thu hút nhiều FDI như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh phúc…cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có sự liên hệ rất tốt trong cung cấp thông tin về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tới nhà đầu tư nước ngoài cũng như có những hỗ trợ nhà đầu tư trong giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng cho dự án, giải quyết vấn đề về lao động cho dự án. Từ đó làm giảm thời gian chờ đợi cho nhà đầu tư. Điển hình như dự án lắp ráp xe máy Piaggio (Italia) tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhà đầu tư ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư đã tiến hành triển khai dự án ngay trong cùng một ngày