Số lượng dự án phải rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 45 - 48)

I. Tổng quan về FDI của Việt nam qua 20 năm tiến hành hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (1987 – 2007):

1. Tình hình thực hiện các dự án FDI:

1.4. Số lượng dự án phải rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn:

Tính đến hết năm 2007, đã có 1359 dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng kí giải thể khoảng 15,5 tỉ USD. Tính bình quân trong giai đoạn 1988 – 2007, số lượng dự án bị giải thể chiếm 14% so với tổng số dự án đăng kí và 16% về quy mô vốn đăng kí bị giải thể, được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.3 – Tỷ lệ dự án giải thể và cấp mới trên tổng số dự án đăng kí

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài và tính toán của tác giả

Số lượng cũng như tỉ lệ của các dự án bị giải thể so với số dự án cấp mới qua từng năm trong giai đoạn 1988 – 2007 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2 – Số lượng dự án bị giải thể giai đoạn 1988 -2007 Số dự án cấp mới Số dự án bị giải thể Số dự án bị giải thể/ cấp mới % Tổng số 9564 1359 14.24 1988 – 1990 214 6 2.80 1991 – 1995 1397 237 16.96 1991 151 37 24.50 1992 197 48 24.37 1993 274 34 12.41 1994 367 60 16.35 1995 408 58 14.22 1996 – 2000 1730 402 23.24 1996 387 54 13.95 1997 358 85 23.74 1998 285 101 35.44 1999 311 85 27.33 2000 389 77 19.79 2001 – 2005 3791 413 10.89 2001 550 93 16.91 2002 802 111 13.84 2003 748 94 12.57 2004 723 53 7.33 2005 968 62 6.40 2006 – 2007 2432 165 6.78 2006 987 88 8.92 2007 1445 77 5.33

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài và tính toán của tác giả

Qua bảng trên ta có thể thấy, đi kèm với số dự án cấp mới ngày càng lớn thì số lượng dự án bị giải thể trước thời hạn liên tục tăng qua từng thời kì.

Trong 3 năm đầu thu hút đầu tư nước ngoài 1988 – 1990, số dự án bị giải thể bình quân mỗi năm chỉ có 2 dự án và tỉ lệ số dự án bị giải thể/dự án cấp mới chỉ là 2,8% cho thấy chất lượng của các dự án FDI được cấp phép trong thời kì này là cao. Mặt khác, cũng có thể do các dự án mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động, chưa nảy sinh nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.

Giai đoạn 1991 – 1995: đi kèm với lượng vốn FDI vào Việt nam tăng nhanh, số dự án đăng kí cấp mới cũng tăng gấp 7 lần so với giai đoạn 1988 – 1990 (1397 dự án so với 214 dự án) nhưng đồng thời số dự án bị giải thể trước thời hạn cũng tăng gấp 39.5 lần so với giai đoạn trước. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn này có 47 dự án phải tiến hành giải thể trước thời hạn. Đây là giai đoạn mà bên cạnh số dự án đầu tư thu hút được ngày càng nhiều thì môi trường đầu tư cũng bộc lộ một số hạn chế, nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đã chưa tính toán được hiệu quả theo báo cáo nghiên cứu khả thi dẫn tới thua lỗ, phải giải thể trước thời hạn.

Trong giai đoạn 1996 – 2000: đây là giai đoạn mà Việt nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á nên số lượng các dự án FDI phải giải thể trước thời hạn gia tăng do nhà đầu tư nước ngoài không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm có 80 dự án bị giải thể với số vốn bị giải thể là 6,7 tỉ USD, số lượng dự án bị giải thể này đã tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước.

Giai đoạn 2001 – 2005: đây là giai đoạn hồi phục trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt nam, đi kèm với số lượng dự án đăng kí mới ngày càng nhiều thì số lượng dự án bị giải thể cũng tăng hơn so với giai đoạn trước, bình quân mỗi năm có 83 dự án bị giải thể. Từ năm 2001 đến 2003, số lượng dự án phải giải thể bình quân mỗi năm là 100 dự án với số vốn đăng kí bị giải thể là 4.021 tỉ USD.

Hai năm 2006 và 2007: bắt đầu từ năm 2004, số dự án bị giải thể giảm dần, chỉ còn khoảng 60 dự án mỗi năm nhưng đến hai năm 2006 và 2007, số dự án bị giải thể lại tăng lên 80 dự án mỗi năm. Điều này cho thấy, dù môi trường đầu tư đã được cải thiện nhưng trong công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI, các nguyên nhân khách quan từ phía cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như nguyên nhân chủ quan từ bản thân các nhà đầu tư khi tiến hành tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng như khi lập dự án nghiên cứu khả thi đã không có những dự báo chính xác về thị trường cũng như khả năng tài chính của mình khiến cho dự án khi đi vào triển khai gặp nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp gặp thua lỗ phải giải thể

trước thời hạn. Vì vậy, việc xem xét lại quá trình chuẩn bị đầu tư là cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng dự án FDI thu hút được ngày càng nhiều cũng như các dự án có quy mô lớn ngày càng tăng, lên đến hàng tỉ USD thì việc xem xét thật kĩ càng của nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trở nên rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w