II. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam:
1. Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt nam:
1.2.1. Quá trình hoàn thiện của khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài:
1.2. Các hoạt động từ phía Việt nam:
Đây là giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt nam. Như đã phân tích trong chương I, môi trường đầu tư tại Việt nam là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư, để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại đây, họ sẽ quan tâm trước tiên tới chủ trương, chính sách về đầu tư của Việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào được thể hiện qua các cam kết của Chính phủ Việt nam đối với tài sản của nhà đầu tư cũng như mức độ phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cũng như các biện pháp xúc tiến đầu tư được áp dụng trong thời gian qua để hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư.
1.2.1. Quá trình hoàn thiện của khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài: ngoài:
Năm 1977, ngay sau khi đất nước thống nhất được 2 năm, điều lệ đầu tư nước ngoài tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được ban hành (Điều lệ đầu tư 1977). Các tập đoàn tư bản nước ngoài đã đón nhận Điều lệ này với dấu hiệu tích cực, đã có không ít công ty phương Tây tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu qua các
chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Việt nam ở nước họ. Nhưng khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây nam và chiến tranh biên giới phía bắc đã khiến cho các nguồn viện trợ vào Việt nam bị chấm dứt, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với Điều lệ đầu tư 1977 cũng biến mất.
Với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vào những năm 80 của thế kỉ XX, công cuộc đổi mới đã được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng theo hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển, xóa bỏ kì thị với các doanh nghiệp tư nhân. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã được soạn thảo trên cơ sở đó. Đây là đạo luật được các nhà kinh doanh trên thế giới đánh giá là một văn bản thoáng và có sức hấp dẫn do không hạn chế mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Luật đã cho phép bên nước ngoài đầu tư 100% vốn, hình thức mà một số nước trong vùng thời gian đó chưa cho phép. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào quản lý xí nghiệp cũng như được chủ trương của Nhà nước cho phép thu được các khoản lợi nhuận cao hơn các nước trong vùng.
Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi vào năm 1990 đã cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân có tư cách pháp nhân được tham gia hợp tác với nước ngoài cũng như giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư trong các dự án sản xuất hàng thay thế xuất khẩu, cơ chế nhiều bên trong liên doanh.
Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 1990 vẫn chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân thực sự vào cuộc. Đến lần sửa đổi năm 1992, các doanh nghiệp tư nhân đã được quyền hợp tác với nước ngoài. Trong lần sửa đổi này, hình thức đầu tư BOT được bổ sung với những ưu đãi về tài chính, thời hạn hoạt động tối đa của doanh nghiệp FDI được tăng từ 50 năm lên 70 năm. Điểm quan trọng nhất trong lần sửa đổi này là các cam kết đảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài trước sự thay đổi của pháp luật.
đầu tư cũng được bổ sung BT, BTO bên cạnh hình thức BOT. Ngoài ra, Luật đã lần đầu tiên thí điểm cấp phép đầu tư nước ngoài cho UBND các tỉnh. Tuy nhiên, các quy định hướng dẫn luật khá cứng nhắc: quy định thuế nhập khẩu với máy móc, phương tiện vận chuyển, giám định tài sản đã có tác động không tốt tới tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài.
Nghị định số 10 của Chính phủ ban hành năm 1998 đã khắc phục được các quy định cứng nhắc trên, đưa ra nhiều cam kết có lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư thoát khỏi thua lỗ. Bên cạnh đó, nghị định cũng đưa ra danh mục khuyến khích đầu tư theo địa bàn, ngành nghề, đầu tư có điều kiện để áp dụng thống nhất về các ưu đãi tài chính.
Đến Luật đầu tư năm 2000, thủ tục cấp phép theo hình thức đăng kí được áp dụng để giảm thiểu các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư. Đồng thời, các nguyên tắc bảo đảm trong trường hợp Luật Việt nam chưa có quy định cũng được đưa ra.
Đến Luật đầu tư chung 2005, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài được hình thành một cách đầy đủ nhất, tạo ra một sân chơi chung bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống ưu đãi đầu tư được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, phân cấp giấy chứng nhận đầu tư triệt để hơn cho UBND các tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp.
Như vậy, cùng với quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo ra sân chơi chung bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các cam kết cũng như các ưu đãi dành cho nhà đầu tư cũng ngày càng được công khai, minh bạch, tạo niềm tin, sự an tâm cho nhà đầu tư.