Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 77 - 81)

III. Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI thời gian qua (1988 – 2007)

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Những tồn tại trong công tác chuẩn bị đầu tư nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khách quan từ phía các nhà đầu tư và có những nguyên nhân khách quan từ phía Việt nam đã chưa tạo ra được các điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu cũng như làm các thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư.

3.1. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài:

Nguyên nhân chính vẫn là do họ chưa lường trước được các rủi ro trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư, đặc biệt là nghiên cứu thị trường khiến trong quá trình soạn thảo dự án chưa tốt, các bước nghiên cứu thị trường, công nghệ đã đưa ra thông tin không chính xác về phương án sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó là các khác biệt về phong tục tập quán, về văn hóa, về các điều kiện tự nhiên:khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm làm chất lượng sản phẩm suy giảm cũng như các hao mòn về thiết bị cũng như các biện pháp kĩ thuật khác đã không được nhà đầu tư tính tới. Sự sụt lún của đất nơi đặt máy móc, thiết bị trong khu chế xuất Tân Thuận chưa được tính tới khi lập dự án đã khiến nhiều nhà đầu tư trong quá trình vận hành dự án phải tăng thêm các khoản chi phí để khắc phục. Thực tế cho thấy, với sự hấp dẫn của quy mô thị trường hơn 80 triệu dân của Việt nam, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư không theo sức mua của thị trường mà vẫn quyết định đầu tư theo kiểu đón đầu để chờ cơ hội dẫn tới quy mô dự án lựa chọn không sát với thị trường. Như vậy,

khả năng dự báo và mức độ am hiểu thị trường là yếu tố còn thiếu hụt của nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt nam. Khi đó, vai trò của các dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước hay nước ngoài được phép hoạt động tại Việt nam đóng vai trò

phức tạp của dự án FDI, hiện tại có chưa nhiều các tổ chức dịch vụ tư vấn ở Việt nam có khả năng thực hiện tư vấn cho các dự án FDI có quy mô lớn.

3.2. Về phía các bên Việt nam trong liên doanh:

Khả năng về vốn cũng như kinh nghiệm trong quản lý, đàm phán của các đối tác phía Việt nam còn hạn chế khiến cho sự thành bại của dự án FDI hầu như phụ thuộc vào phía đối tác nước ngoài, bên Việt nam ít có tiếng nói trong các liên doanh do tỉ lệ vốn góp quá thấp. Đồng thời, trong quá trình đàm phán, do có ít kinh nghiệm nên phía Việt nam thường bị đối tác nước ngoài chèn ép cộng thêm với năng lực về công nghệ còn hạn chế nên trong nhiều trường hợp đã chấp nhận các công nghệ cũ, lạc hậu mà giá trị vẫn cao hơn giá trị thực của chúng.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân tiếp theo là do phía Việt nam thiếu các thông tin về các đối tác đầu tư nước ngoài do ta chưa có hệ thống dữ liệu chung về dự án và các nhà đầu tư thực hiện dự án tại Việt nam cộng thêm năng lực quản lý yếu kém, chủ quan nên khi thẩm định đã không kiểm tra kĩ tư cách pháp lý, năng lực tài chính của đối tác nên đã lựa chọn đối tác nước ngoài không có hay thiếu khả năng thực hiện dự án.

3.3. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước Việt nam:

Hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài của Việt nam còn trong quá trình hoàn thiện nên có nhiều yếu tố bất định, các chính sách còn thiếu nhất quán, thậm chí chồng chéo lên nhau và thường xuyên thay đổi khiến nhà đầu tư nước ngoài rất khó khăn trong việc xác định những chủ trương trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt nam. Để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, ta tạo cho họ một hệ thống các ưu đãi. Tuy nhiên, ở thời điểm trước khi Luật đầu tư chung 2005 ra đời, hệ thống các ưu đãi được đề cập trong nhiều ngành luật khác nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư. Luật đầu tư chung 2005 quy định cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư: Bộ kế hoạch và đầu tư, Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, Ban quản lý các KCN, KCX, KCNC là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, tức là thực hiện theo cơ chế một cửa nhưng mới chỉ là một cửa ở mức

độ khi đã có đủ các tài liệu trong hồ sơ. Một số tài liệu khác trong hồ sơ thẩm tra như báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhà đầu tư vẫn cần phải có hồ sơ thẩm định của cơ quan quản lý môi trường. Hay thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng thì phải có chữ ký của ngân hàng. Hay liên quan đến xác định tư cách pháp nhân của nhà đầu tư thì phải có cơ quan công an, cơ quan nội vụ...Như vậy, nhà đầu tư vẫn cần phải đến rất nhiều cơ quan trong quá trình hoàn thiện hồ sơ dự án của mình mà không có cơ quan đứng ra làm đầu mối chung, từ đó lại đẻ ra rất nhiều các giấy phép con, kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như tăng tính phiền hà của các thủ tục đối với nhà đầu tư. Thêm vào đó, theo quy trình hiện tại thì để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần có thỏa thuận về cho phép thuê đất với địa phương (trên nguyên tắc) nhưng khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư lại phải gặp lại cơ quan này để làm thủ tục về giải phóng mặt bằng, làm tăng thời gian chuẩn bị của nhà đầu tư với dự án.

Ngoài ra, năng lực công nghệ trong các dự án có chuyển giao công nghệ còn chưa cao dẫn tới chất lượng công tác thẩm định với dự án FDI còn tồn tại nhiều hạn chế, có những dự án FDI không đủ điều kiện về vốn, không có khả năng đưa vào các công nghệ mới cũng như khả năng tổ chức quản lý kém mà vẫn được cấp giấy chứng nhận đầu tư khiến cho các dự án có công nghệ cũ, lạc hậu được chấp thuận ảnh hưởng lớn tới môi trường.

Sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu hiệu quả đi kèm với thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận đầu tư còn phức tạp làm tăng thời gian chờ đợi của nhà đầu tư. Tuy Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong cải cách thủ tục hành chính cũng như việc phân cấp quản lý đầu tư cho các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng thời gian thẩm định một số dự án vẫn rất dài do phải thống nhất ý kiến giữa các bộ, ngành. Theo quy định hiện hành của Chính phủ, trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan chức năng phải có ý kiến bằng văn bản nhưng thực tế có trường hợp phải chờ đến 1 hoặc 2 tháng, thậm chí lâu hơn. Có thể đưa ra các ví dụ điển hình như: dự án trung tâm thời trang London sau 2 tháng mà Bộ

nhanh ICS mất 4 tháng, Bộ Giao thông Vận tải mới có ý kiến sau hai lần có công văn và một lần công thư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bên cạnh đó, công tác dự báo còn thiếu chuẩn xác, chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường, từ đó dẫn tới chất lượng các quy hoạch còn chưa cao, dẫn tới có quá nhiều dự án đầu tư vào một lĩnh vực khiến cho nhu cầu sản phẩm dư thừa hay thiếu vùng nguyên liệu cho dự án dẫn tới dự án không thể triển khai hoặc triển khai xong nhưng không thể đi vào hoạt động. Tình trạng này đã xảy ra với các dự án FDI thuộc lĩnh vực mía, đường, xi măng…

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w