Môi trường kinh tế cho hoạt động đầu tư nước ngoài:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 58 - 60)

II. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam:

1.2.2.Môi trường kinh tế cho hoạt động đầu tư nước ngoài:

1. Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt nam:

1.2.2.Môi trường kinh tế cho hoạt động đầu tư nước ngoài:

Cùng với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, các cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài, môi trường kinh tế trong thời gian qua cũng có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư tại Việt nam.

Về môi trường kinh tế vĩ mô: Trong thời gian qua, Việt nam duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì trong một thời gian dài, liên tục, lạm phát được kiềm chế và giữ ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ giá hối đoái ổn định cùng với sự ổn định về an ninh, quốc phòng khiến Việt nam trở thành điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thu hút sự quan tâm chú ý lớn của họ, càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt nam.

Về cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Việt nam đã có bước phát triển tích cực với việc dành 9-10%GDP dành cho phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ thống điện đã được mở rộng tới đa số các vùng nông thôn, hệ thống giao thông cũng không ngừng được nâng cấp, mở rộng, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Về chi phí kinh doanh, Việt nam đã giảm được chi phí trong một số lĩnh vực ở mức gần bằng, thậm chí trong một số lĩnh vực còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh Việt nam 2006 của World Bank, chi phí điện công nghiệp ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 5.5cent/kWh so với Bangkok, Jakarta, Manila lần lượt là 4.2, 5.0 và 10cent/kWh; về chi phí vận chuyển container 40feet tới Yokohama(Nhật Bản), đối với Hà nội là 1630 USD, thành phố Hồ Chí Minh là 1150 USD, đã tiếp cận gần với một số nước khác trong khu vực khi chi phí này ở Bangkok, Jakarta, Manila là 1300, 900 và 950 USD. Từ đó cũng tạo ra sự quan tâm tới môi trường kinh doanh tại Việt nam của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng của Việt nam vẫn còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế cũng như đối với thu hút FDI. Chi phí thuê văn phòng hiện tại vẫn ở mức cao, nhất là ở các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Công ty quản lý và tiếp thị bất động sản CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), giá cho thuê văn phòng loại A từ giữa năm 2006 đã tăng bình quân từ 28-30%. Hiện tại, giá cho thuê văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lọt vào “top 5” ở Châu Á, chỉ đứng sau một số trung tâm tài chính ở Tokyo, Bangkok, Hồng Kông. Thêm vào đó các dự án

FDI thường tập trung tại các thành phố lớn khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải xếp hàng chờ vì không đủ đất.

Về hệ thống tài chính: Trong những năm gần đây, việc mở rộng tín dụng, tăng trưởng nhanh chóng vốn huy động qua thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và sự phát triển của các dịch vụ về bảo hiểm là những nét rất đáng chú ý của hệ thống tài chính nước ta. Nhờ đó, làm tăng khả năng huy động về vốn, tín dụng khi triển khai thực hiện dự án FDI.

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx (Trang 58 - 60)