Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đều sử dụng hệ số thập phân, số La Mã từ 0 đến 9. Thế nhưng máy
tính trong xã hội tin tức hiện đại lại sử dụng hệ số nhị phân để thực hiện các phép tính số, bạn có biết vì sao không?
Chúng ta biết nhân loại sử dụng hệ số thập phân vì người có 10 ngón tay, hệ số thập phân có thể giúp tính toán mọi phép tính. Kỳ thực, hệ số nhị phân đối với máy tính cũng có nghĩa như vậy. Chúng ta hãy bắt đầu từ nguyên lí làm việc của máy tính trước nhé.
Tên gọi đầy đủ của máy tính là "máy tính điện tử số". Nó không thể hoạt động mà không có dòng điện. Đối với một điểm nối trên mạch điện mà nói, trạng thái khi dòng điện chạy qua chỉ có hai loại: hoặc là thông điện hoặc là ngắt điện, hơn nữa, tin tức trên máy tính thông thường lưu giữ trên đĩa từ, bất luận là đĩa từ cứng hay đĩa từ mềm, cũng chỉ có hai trạng thái: từ hoá và chưa từ hoá. Bây giờ đĩa CD đã dùng rộng rãi, trạng thái vật lí của mỗi một điểm tin tức của nó cũng có hai loại: lồi và lõm, phân biệt được tác dụng tập trung ánh sáng và phân tán ánh sáng.
Từ đó có thể thấy, trạng thái biểu hiện của các môi trường lưu giữ thông tin mà máy tính sử dụng đều là hai loại.
Hệ số nhị phân chỉ sử dụng hai ký hiệu cơ bản: 0 và 1. Có thể dùng 0 biểu thị ngắt điện, 1 biểu thị thông điện; hoặc 0 biểu thị chưa từ hoá, 1 biểu thị từ hoá; 0 biểu thị tán ánh sáng - điểm lồi, 1 biểu thị tập trung ánh sáng - điểm lõm.
Xem ra máy tính dùng hệ số nhị phân là phù hợp nhất. Nhưng hệ số nhị phân cũng có điểm không đầy đủ, nó viết ra những số rất dài, lại đọc khó hiểu, ví dụ: viết một số hai chữ số 98 của hệ số thập phân thành hệ số nhị phân là 1100010, có tới bảy chữ số. Sau đó, để bổ sung sự không đầy đủ này, người ta lại tìm ra hệ số bát phân và hệ số thập lục phân, chúng được sử dụng như nhau trong máy tính.