Bạn có biết về trò chơi ru-bíc không?

Một phần của tài liệu Bí mật toán học trong cuộc sống (Trang 48 - 49)

Ru-bíc là một đồ chơi thường gặp trong cuộc sống của chúng ta, nó là một đồ chơi trí tuệ được kiến trúc sư

người Hungari có tên là Arron Rubik phát minh vào năm 1973. Chính bởi sự kỳ diệu trò ru-bíc mà chỉ trong vài năm ngắn ngủi nó đã làm điên đảo toàn thế giới, vì vậy mà tại thành phố Isen của Đức vào năm 1980, Arron Rubik đã được nhận giải thưởng "giải phát minh trò chơi hấp dẫn nhất trong năm".

Trước tiên chúng ta hãy xem ru-bíc có hình dạng như thế nào. Nó là một hình lập phương, trên 6 bề mặt của nó lần lượt được vẽ 6 loại màu sắc khác nhau, mỗi một mặt lại được chia thành 9 miếng vuông nhỏ, màu sắc của 9 miếng vuông nhỏ này lúc đầu là như nhau. Bên trong của hình lập phương có một trục chữ thập có kết cấu rất khéo léo, 26 linh kiện nhỏ tạo nên hình lập phương cũng không hoàn toàn giống nhau, mà được chia thành ba loại: miếng ở trung tâm, miếng ở bên cạnh và miếng ở góc, bất kể bạn lắp đặt hay là gỡ ra đều rất tiện, giá thành sản xuất sản phẩm cũng rất rẻ.

Trung tâm xoay của ru-bíc có một đầu nối sáu hướng, mỗi một đầu lần lượt nối kết với 6 miếng trung tâm, 8 miếng ở góc và 12 miếng ở bên cạnh. Chúng lần lượt được gắn vào trung tâm trục xoay, tạo thành một hình lập phương ru-bíc hoàn chỉnh. Lúc này, bạn có thể xoay chuyển bất kỳ quanh miếng trung tâm theo hàng dọc hoặc hàng ngang và sẽ xuất hiện các hình kỳ ảo khác nhau.

Theo như tính toán, tổng số lượng các hình có màu sắc khác nhau mà hình ru-bic có thể biến hoá thành là: 4325 x 1029, một số lượng lớn như vậy - gấp khoảng 70 lần tổng dân số thế giới(6 tỷ), bạn thấy có vĩ đại không?

Cách chơi ru-bic cực kỳ đơn giản, mỗi một động tác đều chỉ là xoay chuyển một mặt một góc 900 theo hướng

thuận kim đồng hồ hoặc ngược kim đồng hồ, bất kỳ người nào cũng chỉ cần nhìn một cái là học được ngay, ngay cả một đứa trẻ 2, 3 tuổi cũng có thể tự nghịch được. Mặc dù như vậy, muốn sắp xếp một hình ru-bíc đã bị đảo lộn lung tung trở lại hình ban đầu của nó thì quả là một việc không đơn giản chút nào. Hiện nay người ta tìm ra số bước ít nhất để khôi phục lại hình ban đầu của ru-bíc là 52 bước, trong khi đó về mặt lý thuyết có người chứng minh rằng chỉ cần 23 bước là có thể khôi phục lại nguyên dạng ban đầu của một hình ru-bíc đã bị đảo lộn. Vậy là còn một khoảng cách lớn để chúng ta vượt qua.

tính" và "lý thuyết quần thể" về mặt toán học, hơn nữa nó còn có liên hệ bên trong với vấn đề vật lý lý thuyết. Ngày nay, mặc dù các trò chơi trí tuệ ngày càng nhiều nhưng trò ru-bíc vẫn có vô số người yêu thích nó trên toàn thế giới.

Bạn có biết về trò chơi "Hoa dung đạo" của trung quốc không? của trung quốc không?

"Hoa dung đạo" là một trò chơi trí tuệ của Trung Quốc, nó được các nghệ nhân dân gian Trung Quốc sáng tạo

căn cứ từ câu chuyện "Tam quốc diễn nghĩa" của Trung Quốc.

Đồ chơi này như sau: trong một khung hình chữ nhật (tương đương với bàn cờ của đồ chơi) có đặt 10 quân cờ to nhỏ khác nhau, như hình vẽ thể hiện. Trên bề mặt quân cờ đều có tên, trong đó Tào Tháo là 1 quân cờ lớn nhất, 5 quân cờ kích cỡ trung bình lần lượt là thuộc hạ của Lưu Bị tức "ngũ hổ tướng" là: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung, thêm nữa là 4 quân cờ nhỏ là những lính quèn.

Sự sắp đặt của các quân cờ được thể hiện như trong hình vẽ, Tào Tháo bị vây tầng tầng lớp lớp, nhưng trong bàn cờ vẫn còn khe hở giữa hai ô nhỏ được coi như là lối thoát của Hoa dung đạo, vì vậy Tào Tháo vẫn còn một tia sống sót, ông ta có thể tận dụng cơ hội nhỏ bé này và có cơ hội là sẽ trốn ra. Vấn đề là làm thế nào để cho Tào Tháo nhanh chóng thoát ra ngoài được?

Trò chơi này xem ra rất đơn giản nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đối với những người mới biết chơi trò này thì chỉ cần để Tào Tháo thoát được ra ngoài là coi như đã thắng rồi, có thể không cần suy nghĩ là đi mất bao nhiêu nước. Nhưng với những người đã chơi thành thạo thì cần phải nghiên cứu xem làm thế nào để số bước đi là ít nhất mà lại cho Tào Tháo thoát ra. Điều thú vị là Tào Tháo sở dĩ có thể thoát được ra ngoài hoàn toàn là do nguyên nhân Quan Vũ có ý nhường đường, bởi vì chỉ cần Quan Vũ đứng ngang bất động ở chính giữa thì bất kể Tào Tháo có muốn bay cũng không thể bay được. Trò chơi này vì thế có tên là "Hoa dung đạo", cũng chính là xuất phát từ nguyên nhân này.

Trò chơi này rất đơn giản và dễ làm, lại rất sinh động và thú vị, vì thế cũng nhanh chóng được truyền đi nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có ghi nhận số bước đi là 81 bước, có rất nhiều người vẫn đang tìm xem số bước liệu có thể ít đi nữa không thậm chí còn nhờ cả máy vi tính tính toán nhưng vẫn chưa có kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Bí mật toán học trong cuộc sống (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w