Cửu liên hoàn là một trò chơi thường gặp lưu truyền trong dân gian Trung Quốc, cũng là một trò chơi rất kỳ
diệu được cả thế giới công nhận. Trong tiếng Anh trò chơi này của Trung Quốc được gọi là "Chinese King" có nghĩa là "Vua Trung Quốc"; Người Trung Quốc chơi Cửu liên hoàn bắt đầu từ khi nào cũng không có cách gì khảo chứng nữa, nhưng vào đời Minh, đời Thanh của Trung Quốc, Cửu liên hoàn là được ưa thích nhất. Cách chơi Cửu liên hoàn như sau: có 9 vòng tròn, trên mỗi một vòng đều nối một cái que thẳng, mỗi một cái que đều xuyên qua vòng tròn sau, rồi lại xuyên qua 9 cái lỗ của một miếng gỗ. Do đoạn cuối của mỗi chiếc que đều được thắt nút cho nên chiếc que chỉ có thể di động lên trên xuống dưới trong cái lỗ nhỏ, mà không thể thò ra khỏi miếng gỗ. Ngoài ra còn có đính một chiếc thoa sợi đôi. Mục đích của trò chơi này là phải lần lượt đính được từng cái vòng một trong số 9 cái vòng này móc lên chiếc thoa hoặc gỡ được 9 chiếc vòng này từ trên chiếc thoa xuống. Để có thể đính được số vòng này lên hoặc gỡ được xuống phải làm mấy trăm cách vô cùng phức tạp nhưng lại rất thú vị.
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu những động tác cơ bản của việc đính vòng lên thoa. Trước tiên lấy một chiếc vòng từ phía dưới xuyên qua tâm thoa để đính móc vào đầu chiếc thoa. Bởi vì những chiếc vòng khác đều bị những vòng khác giữ chặt nên không thể dùng cách này. Nhưng nếu như lúc trước chúng ta có một chiếc vòng sát cạnh đã được đeo lên trên thoa, còn tất cả những chiếc vòng khác ở phía trước đều không ở trên thoa thì chỉ có cách tạm thời đưa
chiếc vòng này đến phía trước đầu thoa để cho nó ra khỏi đầu thoa thì chiếc vòng sau có thể đeo lên được, tiếp đó lại đưa chiếc vòng trước trở lại vị trí.
Sau khi đã biết cách đeo vòng lên thoa và gỡ vòng xuống khỏi thoa, chúng ta thấy hai động tác này là ngược nhau: đổi ngược động tác đeo vòng lên thoa thì chính là động tác gỡ vòng ra khỏi thoa.
Như vậy, nếu chỉ cần đeo vòng số 1 thì chỉ cần 1 bước. Nếu phải đeo vòng số 1, vòng số 2 thì trước tiên phải đeo vòng số 1 rồi mới đeo vòng số 2, tổng cộng là 2 bước. Nếu phải đeo vòng số 3 thì sau khi đeo vòng số 1, vòng số 2, phải gỡ vòng số 1 rồi đeo lên vòng số 3, cuối cùng lại đeo vòng số 1 lên, tổng cộng là 5 bước. Khi số vòng nhiều lên thì các bước càng phức tạp hơn. Người Trung Quốc cổ có một câu vè như thế này: "Nhất nhị nhất tam nhất nhị nhất, thoa đầu song liên hạ đệ nhất, độc hoàn tại thoa thượng hậu hoàn". 5 bước cuối cùng để đeo vòng lên thoa là một hai một ba một, cho nên năm bước đầu tiên để gỡ vòng là một ba một hai một.
Nói chung, cứ mỗi 8 bước là một đơn nguyên động tác, trong đó 7 bước đầu nhất định phải là "một hai một ba một hai một", còn nên "đeo lên" hay là "gỡ xuống" thì tuỳ theo tình thế mà quyết định, có nghĩa là vòng mà đang ở trên thoa thì nên "gỡ xuống", vòng không ở trên thoa thì nên "đeo lên". Động tác bước thứ 8 thì phải xem xét tình hình đầu thoa: khi hai vòng đang nối với nhau thì nhất định phải gỡ vòng sau xuống; khi ở đầu thoa chỉ có duy nhất một vòng thì nhất định phải đeo vòng sau lên. Đây chính là toàn bộ sự kỳ diệu trong cách tính toán của Cửu liên hoàn.
Căn cứ theo ba câu vè nói trên, luyện tập nhiều lần, bạn sẽ thấy gỡ xuống hoặc đeo lên 9 chiếc vòng này mặc dù có hơn 341 bước nhưng cũng không tốn mảy may sức lực.