Trong toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử đóng vai trò trung tâm, thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗ

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 76)

nhà nước, là giai đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Trong xét xử, phiên tòa là giai đoạn có vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong giải quyết vụ án, thực hiện các nhiệm vụ, mục đích tố tụng đặt ra. Vai trò quyết định đó của phiên tòa thể hiện ở những điểm sau đây:

- Thứ nhất, phiên tòa là nơi tòa án bằng thủ tục công khai, toàn diện thực hiện cuộc điều tra chính thức để xác định sự thật khách quan của vụ án. Tòa án ra bản án, quyết định trên cơ sở các chứng cứ được thu thập và kiểm tra công khai tại phiên tòa. Việc chứng minh (bao gồm cả quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ) được các chủ thể có quyền và lợi ích khác nhau (bên buộc tội, bên bào chữa, nguyên đơn, bị đơn) thực hiện một cách bình đẳng, dân chủ tại phiên tòa khi xét hỏi cũng như tranh luận. Việc chứng minh và từ đó xác định sự thật của vụ án được tòa án thực hiện trên cơ sở chứng cứ được thu thập, thẩm tra tại phiên tòa và cân nhắc, đánh giá của các bên tham gia tố tụng khác nhau;

- Thứ hai, phiên tòa đảm bảo sự tham gia của những người tham gia tố tụng. Hơn ở đâu hết, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tố tụng được quy định và được đảm bảo thực hiện đầy đủ nhất bằng thủ tục tố tụng trực tiếp, công khai. Tại phiên tòa khó có thể xảy ra các trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng như bức cung, ép cung, dùng nhục hình v.v…;

- Thứ ba, phiên tòa là nơi có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc áp dụng đúng đắn pháp luật. Qua phân tích nội dung các đề xuất của các bên tham gia tố tụng về áp dụng pháp luật, Tòa án lựa chọn cho mình phương án áp dụng pháp luật chính xác nhất để giải quyết đúng đắn vụ án;

- Thứ tư, phiên tòa là nơi tốt nhất thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Thông qua thủ tục tại phiên tòa, việc điều tra công khai, việc tranh luận và đặc biệt là qua việc công bố một bản án đúng đắn, hợp lý, hợp tình, tòa án giúp cho những người tham gia tố tụng cũng như những người tham dự phiên tòa nâng cao hiểu biết pháp luật, củng cố lòng tin vào pháp luật để từ đó không chỉ tự nguyện tuân thủ pháp luật, mà còn tích cực tham gia vào đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật v.v.

Như vậy, phiên tòa là giai đoạn trung tâm thể hiện đầy đủ nhất bản chất quá trình tố tụng nói chung và xét xử nói riêng. Phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng với địa vị pháp lý được xác định. Thông qua phiên tòa, bằng thủ tục trực tiếp, công khai, qua nghe ý kiến và đề xuất của các bên tham gia tố tụng, tòa án (với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng quan trọng nhất) tiến hành xác định sự thật khách quan của vụ án và ra các phán quyết giải quyết vụ án một cách đúng đắn, đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật.

Mỗi quốc gia khác nhau có các thủ tục tố tụng khác nhau mang yếu tố đặc trưng cũng như truyền thống của mình. Tuy nhiên trong xã hội dân chủ, tiến bộ hiện nay, nguyên tắc hai cấp xét xử được thực hiện ở tuyệt đại đa số các nhà nước trên thế giới. Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm bị các bên tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan kháng cáo, hoặc bị Viện kiểm sát kháng nghị trong thời hạn luật định thì phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Vì vậy, trong tố tụng nói đến phiên tòa, tức là nói đến phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm. Thế nhưng, là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa. Ngoài ra, tuỳ theo cách tổ chức của hệ thống tư pháp, ở các nước còn có các phiên tòa khác như phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm, phiên tòa phá án, nhưng đây là các thủ tục đặc biệt, nên những phiên tòa này cũng mang yếu tố đặc biệt, không thể thực hiện đầy đủ các yếu tố đặc trưng của một phiên tòa.

Theo chúng tôi, với vai trò cực kỳ quan trọng như vậy, việc nâng cao chất lượng phiên tòa luôn luôn là một nhu cầu, một đòi hỏi cấp thiết khách quan. Việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng phải lấy thủ tục tại phiên tòa là tâm điểm. Việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tố tụng tranh tụng hay hệ thống tố tụng khác có các yếu tố tranh tụng phải được xuất phát trước tiên từ vấn đề tranh tụng tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w