Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ:

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 148 - 149)

V. Tổ chức cơ sở chữa bệnh bắt buộc

b. Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ:

Theo khoản 2, Điều 86 BLTTHS 2003 quy định “những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 81 của bộ luật này. Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ”

Việc điều luật quy đinh bổ sung thêm thẩm quyền ra lệnh tạm giữ cho Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển . Điều này là hoàn toàn hợp lý. Xuất phát từ đặc thù công việc và địa bàn hoạt động vì thế lực lượng cảnh sát biển trong một số trường hợp được giao thẩm quyền điều tra thì Thủ trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có thẩm quyền quyết định tạm giữ trong những trường hợp nào? Với những đối tượng nào? Chính vì vậy, về lý luận cũng như trong thực tế áp dụng còn vướng mắc, cần sự quy định rõ ràng.

c. Về thời hạn tạm giữ

Theo khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định “ thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt”

Để đạt được mục tiêu của tạm giữ, thời điểm tính thời hạn tạm giữ không phải là thời điểm bắt người. Mặt khác, để hạn chế việc giữ người trái pháp luật thì thời điểm tính thời hạn tạm giữ cũng không được tính từ khi ra lệnh tạm giữ mà được tính từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng thì việc quy định như trên vẫn còn nhiều vướng mắc

Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ được tính từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS thì tạm giữ có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú. Và như chúng ta đã biết người phạm tội tự thú đầu thú không phải là người bị bắt mà họ tự nguyện trình diện, khai báo hành vi phạm tội. Họ không phải là người bị bắt. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là : thời hạn tạm giữ đối với họ được tính từ thời điểm nào? Điều này chưa được pháp luật quy định.

Thứ hai: Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày. Vậy câu hỏi đặt ra là từ “ngày” trong cụm từ “ba ngày” được hiểu như thế nào? Có bao gồm cả ngày và đêm là 24 giờ hay chỉ là 12 giờ? Điều luật này chưa có quy định rõ , cần có sự quy định rõ ràng hơn.

Thứ ba: Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày kể từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Điều này có nghĩa là thời điểm tạm giữ được tính từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Mà theo quy định tại điểm C, Điều 81 BLTTHS thì; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng mới có quyền ra lệnh bắt trong trường hợp khần cấp, và có quyền ra quyết định tạm giữ theo khoản 2 Điều 86 BLTTHS. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là : Trong trường hợp tàu bay thì có thể kịp thời hạn để giao hạn để giao người bị tạm giữ cho cơ quan điều tra, nhưng trong một số trường hợp tàu biển thì khó có thể về kịp thời hạn để giao người bị tạm giữ cho cơ quan điều tra. Vậy trong trường hợp này thời hạn tạm giữ sẽ được tính như thế nào? Điều này chưa được luật quy định.

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w