Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người Trong lĩnh vực phòng,

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 87 - 88)

chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng nước.

Trong khoa học pháp lý của Liên Xô trước kia và của Nga hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động điều tra. Quan điểm thứ nhất, cũng là quan điểm phổ biến cho rằng “hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng nhằm thu thập, củng cố và kiểm tra chứng cứ”http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn1 [1]. Quan điểm này xác định rõ điều tra là hoạt động thu thập chứng cứ

nhưng bỏ qua phương pháp thực hiện nên có thể hiểu rằng chứng cứ có sẵn, tồn tại trước khi thực hiện cuộc điều tra, cơ quan điều tra chỉ thực hiện hành vi thu lượm chứng cứ có sẵn về mà thôi. Quan điểm trên chưa đề cập đến chủ thể của hoạt động điều tra, và có thể coi chứng cứ là những cái có trước khi thực hiện các hoạt động điều tra, khác hẳn việc thực hiện hoạt động điều tra mang tính sáng tạo của chủ thể.

Quan điểm thứ hai cho rằng “điều tra là một dạng hoạt động phát hiện, nghiên cứu, củng cố, ghi nhận, thu giữ các chứng cứ

của điều tra viên theo quy định của

luật.”http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn2[2] Quan điểm này không nói đến hoạt động nào đã làm xuất hiện

chứng cứ. Cũng giống như quan điểm thứ nhất, thừa nhận chứng cứ có trước khi tiến hành các hoạt động điều tra và như vậy tính tích cực sáng tạo của của hoạt động điều tra không còn mà chỉ là một phương pháp kỹ thuật tìm kiếm đơn điệu. Hai quan điểm này không phân định được sự khác biệt giữa các khách thể phản ánh thông qua các hoạt động điều tra tức là các dấu vết cụ thể của tội phạm và các sản phẩm của hoạt động điều tra tức là chứng cứ. Tuy nhiên quan điểm này khác với quan điểm thứ nhất là giới hạn chủ thể của hoạt động điều tra chỉ là điều tra viên.

Quan điểm thứ ba cho rằng “hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng có nội dung phát hiện, củng cố, thu giữ các thông tin thực

tế nhằm mục đích thu thập chứng

cứ“http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn3[3] . So với hai quan điểm trên, quan điểm này đã phân biệt được giữa

khách thể của hoạt động điều tra với kết quả thu nhận được. Tuy nhiên chưa thể hiện được nội dung của hoạt động nhận thức làm chuyển hóa thông tin. Đó là các hoạt động nhận thức như: quan sát, hỏi và các phương pháp khác do pháp luật tố tụng hình quy định.

Đặc điểm chung của các quan điểm trên đã nêu bật được nội dung bản chất của hoạt động điều tra là hoạt động phát hiện, thu thập, củng cố, ghi nhận, thu giữ những thông tin của vụ án. Điểm khác nhau giữa các quan điểm trên là quan niệm về đối tượng mà hoạt động điều tra tác động tới, thừa nhận điều tra viên là chủ thể của hoạt động điều tra. Câu hỏi đặt ra là chứng cứ có sẵn hay không, phạm vi chủ thể của hoạt động điều tra bao gồm những ai vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.

2. Trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng tồn tại các quan điểm khác nhau về hoạt động điều tra: Từ điển Luật học giải thích

diện và đầy đủ”http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn4[4] ;:.

Cách hiểu phổ biến ở Việt Nam hiện nay cho rằng điều tra là hoạt động của cơ quan điều tra trong điều tra vụ án hình sự. Quan điểm này cho rằng điều tra là tổng hợp tất cả các hành vi thực hiện trong giai đoạn điều tra và do một cơ quan điều tra thực hiện. Ví dụ: Trong cuốn Tìm hiểu Luật Tố tụng hình sự, một nhóm tác giả cùng thống nhất giải thích rằng, “Điều tra là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động điều tra, quyết định truy tố bị can làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án”http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn5[5] ; hoặc, “Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự,

trong giai đoạn này cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người

phạm tội”http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn6[6]

Cách hiểu này thể hiện ranh giới không rõ ràng giữa chức năng của cơ quan điều tra với hoạt động điều, đồng nhất giai đoạn điều tra với hoạt động điều tra, coi hoạt động điều tra gồm mọi hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra; nhìn nhận về hoạt động điều tra mang tính cục bộ, phiến diện, bó hẹp phạm vi hoạt động điều tra chỉ được tiến hành trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trên thực tế hoạt động điều tra được tiến hành trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự với những mục đích khác nhau để xác định sự thật khách quan của vụ án.

Hai ví dụ trên đây cũng chưa phải là định nghĩa hoạt động điều tra mà là định nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Hay nói đúng hơn đó là định nghĩa về hoạt động điều tra của cơ quan điều tra nên nó thiếu tính toàn diện, chưa nói lên được tính bản chất và nội hàm của loại hoạt động này. Quan điểm này chỉ thừa nhận cơ quan điều tra là một chủ thể duy nhất có thẩm quyền được phép thực hiện các hoạt động điều tra. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền thực hiện các hoạt động điều tra. Điều 65, khoản 1, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 khi quy định thẩm quyền thu thập chứng cứ đã chỉ rõ: “Để thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình

bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ

án”http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn7[7]

Cũng trong nhóm quan điểm này, có cách nhìn nhận hoạt động điều tra là tổng hợp từ “một số hành vi điều tra như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giữ ngay người có dấu hiệu phạm tội, khám xét…”http://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn8[8] , chưa phân biệt hoạt động điều tra với các hoạt động tố tụng hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự khác.

Cách hiểu thứ hai coi hoạt động điều tra là hoạt động của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Điểm khác biệt lớn nhất của quan điểm này so với quan điểm thứ nhất là đã nhìn nhận chủ thể của hoạt động điều tra rộng hơn. Tuy nhiên cách hiểu thứ hai lại nhầm lẫn giữa các hoạt động của cơ quan điều tra với hoạt động điều tra; giữa chức năng của từng hoạt động điều tra với chức năng của các cơ quan điều tra và viện kiểm sát.

Về mặt luật thực định, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm pháp lý về “hoạt động điều tra” và cũng chưa được giải thích chính thức bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trong tất cả các Bộ luật tố tụng hình sự, chưa có điều luật nào giải thích hoặc định nghĩa về hoạt động điều trahttp://www.hcmulaw.edu.vn/mambots/editors/joomlafck2/editor/fckeditor.html?

InstanceName=fulltext&Toolbar=Default - _ftn9[9] . Một số giải thích không chính thức như đã nói trên đây chưa đủ để

có một nhận thức đúng về hoạt động điều tra.

Mặc dù hoạt động điều tra đã được quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự, hoạt động điều tra được các cơ quan tố tụng hình sự thực hiện thường xuyên trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng khoa học pháp lý và thực tiễn hiện nay có những quan điểm khác nhau, chưa thống nhất nhận thức về hoạt động điều tra, vẫn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm điều tra, thẩm quyền điều tra vụ án và hoạt động điều tra; giữa giai đoạn điều tra với hoạt động điều tra. Chính vì vậy mà vô tình đồng nhất hoạt động điều tra với các hoạt động khác của cơ quan điều tra, bó hẹp phạm vi chủ thể, phạm vi thời gian của hoạt động điều tra. Trong khoa học pháp lý Việt Nam hoạt động điều tra chưa được tập trung sự chú ý nghiên cứu sâu sắc, mà còn đang bỏ ngỏ nên có những cách hiểu, nhận thức khác nhau về hoạt động điều tra là không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 87 - 88)