Chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 141 - 143)

V. Tổ chức cơ sở chữa bệnh bắt buộc

2.Chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

Theo quy định tại điều 57 BLTTHS trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất nếu bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo.

Nếu theo quy định trên có thể hiểu Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên khi một trong hai chủ thể trên không mời người bào chữa.

Tuy nhiên theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC “trường hợp bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa và theo yêu cầu của Toà án…đã cử người bào chữa cho họ…” thì cũng có thể hiểu Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa khi các chủ thể trên không mời người bào chữa.

Như vậy có thể hiểu việc bào chữa chỉ định được Cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành khi bị can, bị cáo chưa thành niên không có người bào chữa.

Khoản 2 điều 57 BLTTHS quy định “…nếu bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS, TA phải… cử người bào chữa cho họ”. Theo quy định của pháp luật “Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ lựa chọn” như vậy bị can, bị cáo có thể mời chính người đại diện hợp pháp của mình là người bào chữa. Nếu như vậy thì trong trường hợp này có thể hiểu bị can, bị cáo không còn rơi vào trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa.

Tuy nhiên trong trường hợp người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo quyết định tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (tức lựa chọn chính mình) nhưng bị can, bị cáo chưa thành niên muốn cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa thì Cơ quan tiến hành tố tụng có chấp nhận hay không.

Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC bị can, bị cáo chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ cùng có quyền lựa chọn người bào chữa. Vì vậy, nếu một chủ thể đã lựa người bào chữa, một chủ khác lại có yêu cầu bào chữa chỉ định thì trong trường hợp này theo quan điểm của tác giả, để bảo đảm quyền lợi cho bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất tâm thần thì trong trường hợp này nếu bị can, bị cáo có yêu cầu Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa cho họ. Trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ có nhiều người cùng tham gia bào chữa. Cách giải quyết này không trái với quy định của pháp luật, tránh được tình trạng các Cơ quan tiến hành tố tụng lợi dụng quy định của pháp luật cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người đại diện hợp pháp và né tránh luật sư đồng thời cũng bảo đảm quyền của bị can, bị cáo có thể có nhiều người bào chữa cho mình.

([1]). Đỗ Thị Phượng , “Một số vấn đề về việc áp dụng điều 306 trong BLTTHS 2003”, Tạp chí luật học (12), Hà Nội, 2006 ([2]). Phạm Minh Tuyên “Một số vần đề về bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự năm 2003”. Tạp chí TAND, số 21, năm 2007

Một số kiến nghị hạn chế việc phải chuyển từ thủ tục rút gọn sang thủ tục chung để giải quyết vụ án

TS. Phan Thị Thanh Mai

Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội

Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự được áp dụng để giải quyết những vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng, có tính chất quả tang, đơn giản, chứng cứ rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Thủ tục này có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản về thủ tục nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự.

Trong số các thủ tục đặc biệt được quy định trong BLTTHS Việt Nam, thủ tục đặc biệt có những đặc thù riêng. Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc là những thủ tục đặc biệt được áp dụng đối với bị can, bị cáo là những đối tượng đặc biệt, còn thủ tục rút gọn không áp dụng đối với bị can, bị cáo là đối tượng đặc biệt mà áp dụng trong những điều kiện nhất định. Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc là những thủ tục đặc biệt mà các thủ tục đó đều theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo; chú ý đến việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng đặc biệt này. Thủ tục rút gọn lại tiềm ẩn những điều kiện dẫn đến hạn chế việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Vì vậy, cần phải cân nhắc, thận trọng trong việc quy định và thi hành thủ tục này.

Thủ tục rút gọn có ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc trong tình hình hiện nay. Thủ tục này là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhiều vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, có tính chất quả tang, đơn giản, rõ ràng; đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm kịp thời và sắc bén, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án kéo dài và các vi phạm các quy định của BLTTHS về thời hạn có xu hướng gia tăng; khắc phục tình trạng quá tải trong các trại tạm giam và những khó khăn trong tổ chức tạm giữ, tạm giam. Việc giải quyết vụ án nhanh chóng sẽ tạo điều kiện để những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhanh chóng được khắc phục, góp phần đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Thủ tục rút gọn còn tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức trong việc giải quyết vụ án những vụ án đơn giản, rõ ràng, ít nghiêm trọng, tập trung vào việc giải quyết những vụ án

nghiêm trọng, phức tạp hơn; đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí cho những người tham gia tố tụng và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và tham gia vào các quan hệ pháp luật khác. Thủ tục này cũng đáp ứng yêu cầu của nhân dân về việc xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác các hành vi phạm tội và người phạm tội, qua đó nhanh chóng phát huy tác dụng giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân thông qua hoạt động xét xử, góp phần vào việc phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, mục đích và ý nghĩa của thủ tục rút gọn chỉ thực sự đạt được nếu vụ án đã áp dụng thủ tục rút gọn không phải tiếp tục áp dụng thủ tục chung để giải quyết. Nếu vụ án đã áp dụng thủ tục rút gọn, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng thủ tục chung để giải quyết thì sẽ không rút ngắn được về thời gian, không đơn giản được về thủ tục, thậm chí còn làm cho trình tự tố tụng kéo dài và phức tạp hơn nếu chỉ áp dụng thủ tục chung để giải quyết. Vì vậy, cần phải có những biện pháp hạn chế những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng thủ tục chung để giải quyết vụ án trước đó đã áp dụng thủ tục rút gọn.

Theo nội dung được quy định tại các Điều 318, khoản 2 Điều 322, khoản 5 Điều 324 BLTTHS năm 2003, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng đối với việc điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung. Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung. ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án thì Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung. Trong những trường hợp này, những điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn không còn đầy đủ, tính chất của vụ án đã trở nên phức tạp, vì vậy cần áp dụng thủ tục chung để giải quyết. Để hạn chế những trường hợp phải chuyển sang áp dụng thủ tục chung để giải quyết đối với những vụ án trước đó đã áp dụng thủ tục rút gọn thực chất là cần hạn chế những trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Để góp phần thực hiện được mục đích này, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về thủ tục rút gọn như sau:

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 141 - 143)