được thực hiện đầy đủ trong tố tụng nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, cần thiết phải có một hệ thống các bảo đảm về pháp lý, về tổ chức cũng như về cơ sở vật chất.
* Bảo đảm pháp lý:
Theo chúng tôi, bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa bao gồm:
- Các quy định đầy đủ, hợp lý và khả thi về địa vị tố tụng của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa để họ có đầy đủ điều kiện, khả năng thực hiện các nội dung tranh tụng theo chức năng, nhiệm vụ hoặc lợi ích của mình: được chủ động thu thập vật chứng, được xét hỏi những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người làm chứng trong giai đoạn điều tra, được yêu cầu cung cấp tài liệu;
- Quy định thủ tục tố tụng bình đẳng, nhất là tại phiên tòa; đảm bảo để các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, công bằng và bình đẳng; mở rộng phạm vi các vụ án có sự tham gia bắt buộc của luật sư;
- Quy định quyền khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của các bên và hiệu lực như nhau của các khiếu nại đó.Ví dụ: Viện kiểm sát và bị cáo đều phải có quyền kháng cáo, kháng nghị như nhau đối với bản án, quyết định của tòa án.
* Bảo đảm về mặt tổ chức:
- Hình thành các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức bổ trợ với chức năng hợp lý phù hợp với cơ chế tranh tụng. Các vấn đề như quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát tư pháp hay không, có cho phép thành lập các tổ chức thám tử tư để giúp người tham gia tố tụng thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra, là những vấn đề cần được nghiên cứu thỏa đáng;
- Tăng cường các tổ chức luật sư, mở rộng phạm vi bào chữa để đảm bảo các phiên tòa có sự tham gia của người bào chữa ngày càng nhiều; nâng cao văn hoá pháp lý trong tố tụng nói chung và tại phiên tòa nói riêng;
- Nâng cao trình độ, nhận thức của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, đảm bảo cho họ có đủ năng lực về chuyên môn, về phong cách, về khả năng diễn đạt để thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa. Những trường hợp người tham gia tranh tụng không có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự trợ giúp của luật sư;
- Bảo đảm cơ sở vật chất cho quá trình tranh tụng. Vị trí của các bên tại phiên tòa thế nào để đảm bảo không khí tố tụng bình đẳng, khách quan; tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh, hình ảnh thuận tiện cho việc theo dõi tiến trình tố tụng là những điều kiện rất cần thiết cho tranh tụng cần được nghiên cứu v.v.
5. Tóm lại
1. Tranh tụng là hình thức tố tụng trong giải quyết các vụ án. Phạm vi và nội dung tranh tụng có khác nhau trong các hệ thống pháp luật và các loại án. Thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa và tòa án ra phán quyết trên cơ sở kết qủa tranh tụng tại phiên tòa là đảm bảo quan trọng cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan.
Tranh tụng tồn tại trong tất cả thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính. Tuy nhiên, mỗi loại án có những đặc trưng khác nhau về yếu tố tranh tụng. Việc tranh tụng được thực hiện trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, nhưng tại phiên tòa là quan trọng nhất.
Nội dung tranh tụng tại phiên tòa được thực hiện cả trong giai đoạn bắt đầu, trong xét hỏi và trong tranh luận. Tùy theo địa vị tố tụng mà người tham gia tố tụng thực hiện nội dung tranh luận khác nhau.
Để thực hiện việc tranh tụng, cần thiết phải có một hệ thống các bảo đảm về mặt pháp lý, về mặt tổ chức phù hợp, khả thi trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay.
2. Bộ luật tố tụng hình sự cần thể hiện được các tư tưởng tranh tụng trong tố tụng xét hỏi như sau:
- Quy định tranh tụng, bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng trước tòa án là các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
- Các nguyên tắc đó phải được thể hiện đầy đủ trong các quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự: bình đẳng trong quá trình chứng minh (bao gồm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ), bình đẳng trong bày tỏ quan điểm, đưa ra các yêu cầu và tranh luận trước tòa án v.v
- Quy định rõ và và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các bên tham gia tố tụng để họ có đủ cơ sở pháp lý cho việc tranh tụng được thực hiện trên thực tế;
- Mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa cho bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của đương sự để họ có thể thay mặt bị can, bị cáo, đương sự thật sự thực hiện việc tranh tụng trong tố tụng hình sự. Việc mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa không đơn thuần là vấn đề người bào chữa tham gia tố tụng vào thời điểm nào như bấy lâu nay vẫn được tranh luận trong khoa học mà quan trọng là người bào chữa có địa vị pháp lý như thế nào để có thể bình đẳng trong tranh tụng với bên buộc tội.
1 Xem: Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991, trang 1238.
2 Nguyễn Đức Mai, Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự, Luận án Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 1996, trang 14.
3 Xem: Tư pháp hình sự so sánh, Thông tin khoa học pháp lý Bộ tư pháp, số chuyên đề, 1999, trang 177-133; Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi, Thông tin khoa học xét xử, số 1-2003, trang 3-6.
4 Xem: Thông báo 290 ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Tòa án nhân dân tối cao kết luận hội thảo về “Tranh luận tại phiên tòa hình sự”.
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ 4/2004
Tìm hiểu thủ tục rút gọn theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam TS. Vũ Đức Trung
Trưởng phòng_ ĐHCSND
Tại Điều 23, Sắc lệnh 51-SL quy định: Nếu việc phạm pháp quả tang có thể xử phạt từ 5 năm tù trở xuống thì Viện công tố có thể đưa ngay vụ án ra phiên tòa, không cần có cáo trạng. Đây là tiền đề cho việc ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục rút gọn sau này.
1. Thủ tục rút gọn trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 được ban hành.
Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp của nhà nước ta chúng tôi thấy ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm đơn giản hóa thủ tục tố tụng hình sự đối với một số vụ án, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/4/1946, quy định hướng giải quyết đối với các vụ án đơn giản, phạm pháp quả tang, hình phạt tù từ 5 năm trở xuống. Tại Điều 23, Sắc lệnh 51-SL quy định: Nếu việc phạm pháp quả tang có thể xử phạt từ 5 năm tù trở xuống thì Viện công tố có thể đưa ngay vụ án ra phiên tòa, không cần có cáo trạng. Đây là tiền đề cho việc ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục rút gọn sau này.
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến trước khi Nhà nước tiến hành pháp điển hóa Luật Tố tụng hình sự vào năm 1988, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản dưới luật quy định về thủ tục rút gọn trong khi tiến hành tố tụng hình sự. Đó là:
Thông tư số 139 ngày 28/5/1974 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, các vụ án phạm pháp quả tang. Thông tư này quy định: Đối với các vụ án phạm tội quả tang không thuộc loại trọng án, có đủ chứng cứ, bị can nhận tội, thì cơ quan Công an lập biên bản đưa sang Viện Kiểm sát nhân dân để quyết định chuyển thẳng sang Tòa án xét xử. Thông tư số 10-TATC ngày 08/7/1974 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về thủ tục rút ngắn trong việc điều tra, truy tố, xét xử một số án hình sự ít quan trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng. Thông tư này cũng đã hướng dẫn tương đối chi tiết về điều kiện áp dụng thủ tục rút ngắn đối với những vụ án hình sự là những vụ án hình sự nhỏ có thể phân xử mà không phải mở phiên tòa. Cụ thể, chỉ những việc có đủ bốn điều kiện sau đây mới được áp dụng thủ tục rút ngắn:
Thứ nhất, có thể áp dụng thủ tục về việc đưa vụ án ra xét xử không cần có cáo trạng đối với một số vụ án thuộc các loại tội xâm phạm tài sản chủ nghĩa, làm ăn phi pháp, gây rối trật tự chung như: Trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân, lừa đảo nơi công cộng; đầu cơ tích trữ, chứa chấp trái phép các loại vật tư, lương thực, hàng hóa do nhà nước quản lý, buôn bán tem phiếu ở các cửa hàng, các chợ; nấu rượu lậu, buôn rượu lậu, lạm phát lợn, trâu bò; hành động càn quấy, gây rối trật tự chung; hành hung người khác; lăng mạ hành hung cán bộ trong khi làm nhiệm vụ. Ngoài những loại tội phạm kể trên, cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án các địa phương cũng có thể thống nhất ý kiến về đưa ra xét xử một số tội phạm khác không cần có cáo trạng.
Thứ hai, việc phạm pháp phải có tính chất quả tang, đơn giản, rõ ràng. Việc phạm pháp có tính chất quả tang là bị cáo bị bắt ngay khi phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội, hoặc bị cáo bị các nhà chức trách hay nhân dân đuổi bắt được ngay sau khi phạm tội. Tội phạm đơn giản, rõ ràng là vụ án không có những tình tiết phải mất thời gian điều tra, xác minh, bị cáo đã nhận tội và trong vụ án chỉ có một hoặc hai bị cáo.
Thứ ba, bị cáo phải có căn cước, lý lịch đã được xác minh rõ ràng.
Thứ tư , hình phạt tối đa mà Tòa án nhân dân có thể quyết định là từ 2 năm tù tr ở xuống.
Tiếp đó Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 01-TT ngày 28/2/1975 hướng dẫn về nội dung hoạt động của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút ngắn đối với các vụ án ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản rõ ràng
Như vậy:Thủ tục rút gọn đã được pháp luật Tố tụng hình sự nước ta quy định và áp dụng từ rất sớm; tuy nhiên trước đây những thủ tục này chỉ là thủ tục rút ngắn về thời gian tiến hành tố tụng mà chưa đơn giản hóa các thủ tục tố tụng hình sự.
2. Thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTHS năm 2003
Theo quan niệm mới trong BLTTHS năm 2003 thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự phải là thủ tục tố tụng hình sự được rút ngắn về thời gian tố tụng. Đồng thời phải đơn giản hóa một số thủ tục nhất định đối với những vụ án nhất định nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng; góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, có hiệu quả, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự. Thời gian tiến hành tố tụng phải ngắn hơn thời hạn thông thường; bỏ một số thủ tục tố tụng như không cần làm bản kết luận điều tra, cáo trạng; áp dụng đối với vụ án có đủ điều kiện do BLTTHS quy định; giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời.
Trước hết về phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Vấn đề này được quy định rất chặt chẽ trong Bộ luật. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 319, Điều 320 – BLTTHS là chỉ áp dụng đối với việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự ở cấp sơ thẩm, không mở rộng sang các giai đoạn xét xử phúc thẩm hay xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu vụ án bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm thì sẽ được giải quyết theo thủ tục chung.Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cũng đ ư ợc quy định rất chặt chẽ. Chỉ khi nào vụ án hình sự hội tụ đầy đủ 4 điều kiện sau thì mới được quyết định áp dụng thủ tục rút gọn: Người thực hiện hành vi phạm tội bắt quả tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Tiếp theo là nội dung của thủ tục rút gọn, bao gồm: Thời hạn tiến hành tố tụng; thủ tục điều tra, truy tố, xét xử; áp dụng các biện pháp ngăn chặn; vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
- Thời hạn trong tố tụng hình sự được hiểu là khoảng thời gian tối đa mà BLTTHS cho phép tiến hành tố tụng đối với vụ án. Thời hạn tiến hành tố tụng đối với các vụ án theo thủ tục rút gọn là 30 ngày, trong đó thời hạn điều tra 12 ngày; thời hạn truy tố 04 ngày; thời hạn xét xử 14 ngày.
- Thủ tục điều tra được tiến hành như sau: Lập bản phạm pháp quả tang; khởi tố vụ án, bị can; tiến hành xác minh căn cước, lý lịch bị can, trích lục tiền án, tiền sự (nếu có).Ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.Viện Kiểm sát gửi quyết định áp dụng thủ tục rút gọn cho Cơ quan điều tra hoặc bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong 24 giờ, kể từ ngày ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Trong trường hợp cần thiết thì tiến hành thêm một số hoạt động điều tra nhằm thu thập và củng cố chứng cứ như: Hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đối chất, trưng cầu giám định.v.v.. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố ngắn gọn đề nghị Viện Kiểm sát khởi tố bị can về tội danh nào theo điều, khoản nào của Bộ luật Hình sự.
- Thủ tục trong giai đoạn truy tố: Trong thời hạn 04 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện Kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau: Truy tố bị can trước toà bằng quyết định truy tố (không cần có bản cáo trạng); trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì vụ án tiến hành tố tụng theo thủ tục chung.
- Thủ tục trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Hoặc đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án. Việc xét xử sơ thẩm được tiến hành theo thủ tục chung; hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung và tạm đình chỉ vụ án. Trường hợp này Tòa án sẽ chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung; hay đình chỉ vụ án khi có căn cứ đình chỉ điều tra.
- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: Thứ nhất, về biện pháptạm giữ: Thủ tục rút gọn được áp dụng đối với các vụ án phạm