của đương sự (đang bị tạm giữ, tạm giam) mời thì phải được sự đồng ý của chính đương sự đó và có thể luật sư trực tiếp liên hệ với đương sự hoặc cán bộ tòa án hỏi đương sự về có đồng ý NBC hay không nên mỗi nơi thực hiện một kiểu, có nơi thì yêu cầu luật sư vào trực tiếp trại tạm giam để lấy ý kiến của đương sự, có nơi thì yêu cầu Điều tra viên (viết tắt là ĐTV), Kiểm sát viên (viết tắt là KSV) hoặc cán bộ tòa án vào trại giam để lấy ý kiến của đương sự.
+ Nhưng việc luật sư trực tiếp đến trại tạm giam để gặp đương sự là một làm cực kỳ khó khăn và rất ít trường hợp thực hiện được vì không có qui định nào cho phép. Các trường hợp gặp được chủ yếu là do quan hệ cá nhân của luật sư với lãnh đạo trại tạm giam.
+ Trường hợp do cán bộ của CQTHTT lấy ý kiến của đương sự thì đây là trường hợp quá phụ thuộc vì nếu ĐTV, KSV hoặc CBTA mà không vào trại tạm giam để hỏi ý kiến đương sự thì thời hạn cấp GCNBC không thể được đảm bảo theo qui định của BLTTHS là 03 ngày. Đó là chưa kể trường hợp những người này có thể tác động để đương sự từ chối luật sư.
Để đảm bảo thời hạn cấp GCNNBC cho luật sư, Điều 27 của Luật Luật sư đã qui định rất đầy đủ và chặt chẽ nhưng không được các CQTHTT thực hiện vì cho rằng qui định này không phù hợp với các văn bản hướng dẫn BLTTHS. Nếu luật sư có sử dụng quyền khiếu nại thì hầu như cũng không được giải quyết vì việc không trả lời khiếu nại này không thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, hoặc sau khi khiếu nại thì luật sư có thể bị gây khó khăn hơn trong hoạt động tố tụng của mình.
Do đó đề sửa đổi bổ sung Điều 57 như sau:
Đề nghị sửa đổi khoản 4 Điều 57 theo qui định Điều 27 Luật Luật sư hoặc có Thông tư liên tịch của TANDTC – VKSNDTC – BTP – BCA và BQP hướng dẫn cụ thể về thủ tục cấp GCNNBC như qui định tại Điều 27 LLS, sau đó trong quá trình tham gia tố tụng nếu đương sự từ chối luật sư thì CQTHTT thực hiện việc thu hồi GCNNBC theo qui định pháp luật.
1. 2. Về qui định gặp gỡ trao đổi của luật sư với đương sự:
Điểm e khoản 2 Điều 58 cho phép NBC được gặp đương sự khi bị tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên do qui định tại NĐ 89/1998 và NĐ 98/2002 thì đương sự chỉ được gặp luật sư và thân nhân khi được sự đồng ý của CQTHTT. CQĐT thì vận dụng qui định tại điểm a khoản 2 Điều này và cho rằng luật sư chỉ được gặp đương sự khi có mặt ĐTV. Vì vậy, cơ quan tạm giữ tạm giam không cho NBC gặp gỡ riêng với đương sự trong giai đoạn điều tra mà chỉ được tham gia cùng khi có mặt ĐTV.
Việc NBC không được gặp riêng đương sự trong giai đoạn điều tra đã hạn chế rất nhiều quyền lợi của đương sự về trách nhiệm hình sự cũng như thực thi các quyền về dân sự, cụ thể: