QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 120 - 125)

II. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bào chữa.

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

2. Một vài nhận xét

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Luật sư Lê Trung Sơn Văn phòng luật sư Việt Tín

Trong vụ án hình sự, luật sư tham gia với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo. Theo đó, luật sư được thực hiện những quyền theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền: “Gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam”. Điều này sẽ được thực hiện khi luật sư có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật như: có Giấy chứng nhận bào chữa của cơ quan tố tụng, xuất trình thẻ luật sư. Đó là trường hợp đối với bị can, bị cáo chỉ phạm một tội, bị tạm giam bởi lệnh tạm giam của cơ quan tố tụng đang tiến hành của vụ án đó. Cơ quan tiến hành tố tụng này là người ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo và cũng là người cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư nên khi luật sư xuất trình giấy chứng nhận bào chữa cho cơ quan công an trại giam thì bộ phận nghiệp vụ sẽ dễ dàng tìm được hồ sơ của bị can bị cáo và thực hiện thủ tục cho luật sư gặp bị can, bị cáo. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội và việc bị bắt tạm giam thì chỉ có một cơ quan tố tụng tiến hành, như vậy sẽ xảy ra tình huống, bị can, bị cáo bị cơ quan tố tụng của địa phương hoặc cấp tố tụng này bắt và ra lệnh tạm giam vì tội A nhưng trong quá trình tạm giam thì bị cơ quan tố tụng của địa phương khác hoặc cấp tố tụng khác khởi tố và truy tố về tội B. Như vậy, luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo ở tội B khi được cơ quan tố tụng cấp giấy chứng nhận bào chữa có được gặp gỡ bị can, bị cáo đang bị tạm giam bởi tội A hay không?

Một ví dụ điển hình mà thực tế luật sư đã gặp phải như sau:

Phạm Văn M có hành vi “Cố ý gây thương tích” bị Công an TP H khởi tố, bắt tạm giam. Trong quá trình bị tạm giam, M bị cơ quan tố tụng quận Đ khởi tố và truy tố về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Gia đình M đã mời luật sư bào chữa cho M về tội mua bán trái phép chất ma tuý. Luật sư đã liên hệ với Toà án quận Đ để làm thủ tục bào chữa cho bị cáo và được toà án cấp giấy chứng nhận bào chữa. Sau khi có giấy chứng nhận bào chữa, luật sư đã đến liên hệ gặp bị cáo ở trại tạm giam. Tại đây, sau khi tra cứu hồ sơ, cán bộ trại giam cho biết: không có bị can, bị cáo nào tên M bị tạm giam về tội mua bán trái phép chất ma tuý cả. Sau một hồi kiểm tra thì cán bộ trại giam mới cho biết cơ quan trại giam chỉ được lệnh giam M về tội “Cố ý gây thương tích” và quyết định tạm giam được ban hành bởi VKS thành phố H và như vậy, nếu không có giấy chứng nhận bào chữa của VKS thành phố H cấp thì trại giam không thể giải quyết cho luật sư gặp được bị cáo. Đem vướng mắc này trình bày với lãnh đạo VKS thành phố H thì luật sư chỉ nhận được sự chia sẻ, cảm thông mà không có hướng giải quyết bởi “Luật không quy định và không có văn bản cụ thể hướng dẫn về vấn đề này”. Quan điểm của VKS cho rằng, theo công văn đề nghị của Toà án quận Đ thì VKS đã ra văn bản chấp thuận cho Toà án quận Đ được trích xuất bị cáo để xét xử (theo các cơ quan tố tụng thì đây là trường hợp mượn bị can, bị cáo) do vậy về nguyên tắc trong thời gian chuẩn bị xét xử của toà án, toà được toàn quyền trích xuất bị cáo để phục vụ cho công tác tố tụng, chính vì vậy, toà đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư thì đương nhiên luật sư sẽ được gặp bị cáo tại trại tạm giam (tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm riêng). Trong khi đó, phía trại tạm giam thì cho rằng, công văn của VKS thành phố H chỉ cho phép trích xuất bị cáo để xét xử mà thôi. Do vậy, chỉ khi nào xét xử thì trại mới thực hiện lệnh trích xuất còn luật sư thì chỉ khi nào có giấy chứng nhận bào chữa của VKS thành phố H thì mới được thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên, VKS thành phố H chỉ thực hiện quyền tố tụng của mình đối với tội danh “Cố ý gây thương tích” còn đối với tội danh “Mua bán trái phép chất ma tuý” thì không thuộc thẩm quyền, do vậy không thể cấp giấy chứng nhận bào chữa về tội danh này cho luật sư được. Cuối cùng thì luật sư không thể gặp được bị cáo cho đến ngày xét xử…

Theo quy định của Luật Luật sư thì:

“Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư).

Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi, luật sư bị thay đổi hoặc không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Khi cần liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức để thực hiện quyền, nghĩa vụ và các hoạt động có liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư.”

Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ: “Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, phải xem xét để cấp giấy chứng nhận bào chữa cho họ để họ thực hiện việc bào chữa…”.

Như vậy, nếu xét về mặt lý luận thì khi có giấy chứng nhận bào chữa, luật sư sẽ được thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật trong đó có việc gặp gỡ bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Nhưng thực tế thì điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện, như tình huống đã nêu ở trên.

Vậy, thực tế vướng mắc này cần được giải quyết như thế nào:

Theo chúng tôi, một là, cần bổ sung một điều luật trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ về vấn đề này. Hai là, phải có một văn bản liên tịch của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó quy định rõ sự phối hợp và hợp quyền hạn giữa các cơ quan tố tụng với nhau trong trường hợp cơ quan tố tụng của vụ án này thực hiện quyền tố tụng của mình đối với bị can, bị cáo bị tạm giam về một tội khác của cơ quan tố tụng khác.

Nguồn: Theo luatsuhanoi.vn

Một số ý kiến sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003

LS. Đỗ Ngọc Quang

Công ty Luật TNHH Quang Minh Nam 48 Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội

Pháp luật tố tụng hình sự nói chung và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thể chế hoá những quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và phản ánh tiến trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội theo hướng nhà nước có đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, việc từng bước sửa đổi, hoàn thiện BLTTHS, vốn được học tập và áp dụng theo mô hình nhà nước trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, tại điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới hiện nay là hết sức cần thiết.

Phải thừa nhận, so với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã có những thay đổi về thủ tục tố tụng theo hướng tăng thẩm quyền cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, xác định chính xác hơn về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, mở rộng hơn quyền của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự v.v… . Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 với những quy phạm pháp luật phản ánh tố tụng hình sự nước ta mang đậm dấu ấn của hình thức tố tụng thẩm vấn bằng việc xây dựng, sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử là đặc trưng cơ bản; phương pháp tìm kiếm chứng cứ để buộc tội người bị nghi thực hiện tội phạm chủ yếu bằng việc bắt, tạm giữ, tạm giam để thiết lập hồ sơ vụ án chứ không phải có đầy đủ chứng cứ buộc tội rồi mới bắt, tạm giữ, tạm giam; các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền hạn lớn trong việc điều tra, truy tố, xét xử bằng việc có toàn quyền quyết định khởi tố, truy tố, xét xử người phạm tội ra trước toà án; mọi hành vi của những người tham gia tố tụng đều phải chịu sự cho phép của các cơ quan tiến hành tố tụng v.v… . Tất nhiên, hình thức tố tụng thẩm vấn này có những ưu điểm nhất định, như tạo thế chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh tội phạm và người phạm tội nhằm góp phần quan trọng trong giữ gìn an ninh, trật tự đất nước. Nhưng nhược điểm cơ bản của hình thức tố tụng này là thời gian giải quyết vụ án thường kéo dài (dẫn đến vi phạm thời hạn tố tụng); chưa tạo cơ hội để những người tham gia tố tụng đưa ra được những chứng cứ chứng minh về việc mình bị buộc tội, xét xử; vai trò của luật sư, của những người tham gia tố tụng khác chưa được tôn trọng, bảo vệ và bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, nhất là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị hạn chế; việc tranh tụng thường chưa được bảo đảm dẫn đến tình trạng, các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng chuẩn bị trước các quyết định của mình liên quan đến quá trình giải quyết vụ án v.v… . Điều này làm cho tố tụng hình sự nước ta mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 49), như hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người;… Nhược điểm lớn nhất trong BLTTHS 2003 là thiếu vắng những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tố tụng bảo đảm tính công khai, dân chủ; hoặc chưa có những quy phạm pháp luật điều chỉnh sự tranh tụng giữ bên buộc tội và bên bào chữa trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Cho nên có thể nói, BLTTHS năm 2003 có rất nhiều nội dung cần được bổ sung, sửa đổi theo hướng mở rộng tính công khai, dân chủ trong tố tụng hình sự. Do phạm vi của một bài viết hội thảo mà tác giả chỉ đề cập một số nội dung chính sau đây.

Thứ nhất, vấn đề liên quan đến luật sư và hoạt động của luật sư.

1. BLTTHS 2003 và Luật luật sư 2006 đều quy định rất rõ, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 11 BLTTHS); người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn (khoản 1 Điều 57 BLTTHS). Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự khi

xuất trình đủ giấy tờ cần thiết, trong đó có giấy yêu cầu luật sư của khách hàng. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư không quá ba ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 27 Luật luật sư). Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do (khoản 4 Điều 56 BLTTHS).

Tuy nhiên trong thực tế, việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư không phải là điều đơn giản. Theo phản ánh của nhiều luật sư, trong đó có ý kiến của nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội Phạm Hồng Hải gửi Ban Nội chính trung ương, thì các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu là Cơ quan điều tra, cản trở hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự. Sự cản trở này thể hiện từ việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư. Gần như 100% các trường hợp không bao giờ được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn 3 ngày, có trường hợp kéo dài 1 năm. Mặt khác, cơ quan điều tra đòi hỏi: giấy yêu cầu luật sư của khách hàng phải là của chính bị can chứ không phải của người đại diện hợp pháp của bị can lựa chọn. Điều này dẫn đến, trong trường bị can đang bị tạm giam để điều tra thì làm sao luật sư có thể tiếp xúc để lấy được giấy yêu cầu luật sư từ chính bị can, mà phải thông qua Cơ quan điều tra. Nhiều trường hợp, sau khi thông qua Cơ quan điều tra thì luật sư thường nhận được câu trả lời là: bị can từ chối luật sư, hoặc bị can không có ý định mời luật sư, hoặc bị can đã nhận rã tội trạng của mình nên không mới luật sư v.v…, trong khi đó có đủ căn cứ xác định bị can muốn nhờ luật sư bào chữa cho mình. Việc có người bào chữa đối với bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra đã là khó khăn thì làm sao có được người bào chữa đối với người bị tạm giữ, khi mà thời hạn tạm giữ, kể cả 2 lần gia hạn tạm giữ chỉ có 9 ngày.

Do vậy, trong Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung theo hướng mở rộng hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa, mà không bó hẹp chỉ 3 ngày và quy định rõ hơn việc cấp giấy chứng nhận bào chữa đối với bị can đang bị tạm giam. Ví dụ, sửa khoản 4 Điều 56 LTTHS là: “Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. Bổ sung khoản 1 Điều 57 BLTTHS : “Người bào chữa do bị can, bị cáo lựa chọn. Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”

2. Bộ luật tố tụng hình sự quy định, người bào chữa có quyền, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; có mặt hỏi cung bị can; có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; có mặt trong những hoạt động điều tra khác (Điều 58 BLTTHS). Tuy nhiên, việc gặp bị can đang bị tạm giam là điều không đơn giản, phụ

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu, đề thi, câu hỏi TTHS.doc (Trang 120 - 125)