Thị trường xuất khẩu của công ty Cafate

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 33 - 35)

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CAFATEX 1 Tình hình thị trường tiêu thụ thủy sản ở công ty Cafate

1.2. Thị trường xuất khẩu của công ty Cafate

Từ khi hình thành và phát triển, công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh vực: chế biến, xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và xuất uỷ thác) và nhập khẩu. Nhưng hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và hiện nay, công ty cũng đang cố gắng để tiếp tục thực hiện và phát triển hơn nữa các lĩnh vực này ở những năm tiếp theo. Đây là một số lĩnh vực chủ yếu:

- Chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu là mặt hàng hiện nay rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ (thị trường nhập khẩu thủy hải sản lớn nhất thế giới).

- Chế biến đóng gói nhỏ các loại thủy hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực tiếp ở hệ thống các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước.

- Hợp tác chế biến các loại rau, cũ, đậu đông lạnh xuất khẩu. - Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hộp xuất khẩu.

- Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu.

Trong đó, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty: tôm đông, cá đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp (tôm đông, cá đông và các loại thủy sản đông lạnh khác).

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Bắc Mỹ, Hồng Kông, Singgapore, Thái Lan, Hàn Quốc… đây là những thị trường tương đối khó tính yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn. Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa fillet đông lạnh thị trường Mỹ có nhu cầu hàng năm rất lớn và ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Sản phẩm chủ yếu của thị trường này là cá đông, tôm đông, cá tôm cao cấp các loại. Bên cạnh đó, thị trường EU cũng là thị trường tiềm năng và nếu như sản phẩm của Công ty được thâm nhập thị trường này nhiều hơn sẽ tạo nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của công ty ngày càng cao và mang lại giá trị rất lớn.

Đánh giá:

Nhìn chung, qua 3 năm (2003-2005) thì sản phẩm của công ty Cafatex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Đặc biệt, vào năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh ở các thị trường, trong đó thị trường Nhật Bản và thị trường EU tăng mạnh nhất.

Tuy nhiên, đến năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có chiều hướng giảm xuống, nguyên nhân do hai thị trường lớn là thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ có kim ngạch xuất khẩu thấp. Mặc dù, số lượng xuất khẩu sản phẩm ở hai thị trường Mỹ và Nhật Bản tăng cũng khá cao nhưng vào thời điểm này thủy sản của nước Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn như là các vụ kiện phá giá tôm, cá…nên giá cả xuất sang hai thị trường này giảm, ngược lại các chi phí vận chuyển lại tăng lên do giá dầu, giá xăng tăng cao. Chính vì vậy, số lượng xuất khẩu tăng nhưng phần giá trị thu được lại giảm so với những năm trước. Qua báo cáo xuất khẩu, ta thấy số lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Nhật Bản có giảm nhưng Mỹ và Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực và lớn nhất của Công ty.

BẢNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX (2003-2005)Đơn vị tính: tấn, 1000 USD

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w