I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CAFATEX 1 Tình hình thị trường tiêu thụ thủy sản ở công ty Cafate
BẢNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX (2003-2005) Đơn vị tính: tấn, 1000 USD
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Chênh lệch
2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Tổng kim ngạch XK 7.528,47 66.214,1 4 8.278,71 85.426,3 7 7.819,33 64.631,6 8 750,24 19,212.2 3 -459,38 -20.794,69 1. Kim ngạch XK trực tiếp 6.892,85 64.328,6 1 6.237,20 67.317,0 3 7.818,28 64.626,9 7 -655,65 2.988.42 1.581,08 -2.690,06 Nhật bản 2.064,64 24.110,9 3 2.112,03 26.268,6 6 2.188,24 25.137,9 1 47,39 2.157.73 76,21 -1.130,75 Hồng Kông 49,91 423,61 18,00 170,11 64,48 233,79 -31,91 -253.50 46,48 63,69 Đan Mạch 0,00 0,00 44,10 151,52 143,92 441,06 44,10 151.52 99,82 289,54 Đức 5,38 43,77 0,00 0,00 225,40 1.104,27 -5,38 -43.77 225,40 1.104,27 Anh 219,41 1.951,58 161,19 1.371,51 14,04 116,07 -58,22 -580.07 -147,15 -1.255,44 Tây Ban Nha 0 0 33,79 120,62 156,96 590,43 33,79 120.62 123,17 469,81 Hà Lan 218,21 1.905,94 438,66 2.237,32 1.021,67 4.781,28 220,45 331.38 583,01 2.543,96 Pháp 57,38 358,41 98,49 410,53 342,77 1.625,60 41,11 52.13 244,28 1.215,07 Mỹ 3.977,46 34.070,17 2.887,65 33.734,50 3.019,65 26.784,25 -1.089,81 -335.67 132,00 -6.950,25 Libăng 12,96 127,79 4,52 35,07 12,04 119,75 -8,44 -92.72 7,52 84,68 Úc 53,31 374,46 0,00 0,00 23,48 58,10 -53,31 -374.46 23,48 58,10 Singapor 88,53 199,05 67,13 161,36 89,74 289,48 -21,40 -37.69 22,61 128,12 Canada 18,53 54,81 36,11 130,75 0,00 0,00 17,58 75.94 -36,11 -130,75 Thuỵ Sỹ 127,08 708,06 335,47 2.525,06 420,45 2.867,61 208,39 1.817.00 84,98 342,55 Thái Lan 0,00 0,00 0,00 0,00 89,27 437,30 0,00 0.00 89,27 437,30 Hàn Quốc 0,00 0,00 0,00 0,00 6,11 40,00 0,00 0.00 6,11 40,00
Trong các thị trường xuất khẩu lớn của Công ty ngoài thị trường Nhật Bản và Mỹ thì thị trường EU là ổn định nhất, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều ở mỗi năm. Do đó, Công ty đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tăng cường nghiên cứu thị trường để xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng nhiều càng tốt.
Ngoài giá trị kim ngạch xuất khẩu biểu hiện trên báo cáo xuất khẩu của Công ty thì còn có một số sự kiện khá đặc biệt, tiêu biểu như năm 2003, sản phẩm của công ty ngưng xuất sang Thái Lan, vì Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, sản phẩm của công ty Cafatex khó cạnh tranh với thị trường này ngay tại đất nước của họ. Do đó, số lượng sản phẩm của công ty xuất khẩu vào thị trường này không đáng kể, tỷ suất lợi nhuận không cao và mất thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vào các thị trường lớn. Còn đối với thị trường Úc, công ty chưa hiểu rõ thị trường này, nên vấn đề làm ăn lâu dài còn khá nhiều hạn chế.
Năm 2005, thủy sản xuất khẩu của công ty Cafatex bắt đầu xuất sang thị trường Hàn Quốc, một thị trường đang rất phát triển, thị trường này sẽ đem lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận. Đồng thời, vào năm 2005 này, Công ty sau một thời gian nghiên cứu thị trường Thái Lan thì Công ty đã quyết định xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Thái Lan trở lại và qua bảng báo cáo xuất khẩu năm 2005 của công ty Cafatex thấy rằng công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một lượng đáng kể đem lại một phần lợi nhuận cho Công ty.
Nhận xét một số thị trường chủ lực của Công ty:
Qua bảng 4 tổng kết tình hình xuất khẩu trên thì các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Cafatex hiện nay là ba thị trường chủ lực sau thị trường Nhật Bản, thị trường Mỹ và thị trường EU. Đối với các thị trường này thì mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty Cafatex đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển này đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của Công ty. Tỷ trọng xuất khẩu ở các thị trường lớn Nhật, Mỹ và EU quyết định giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm và sự tăng trưởng của nó qua các năm.
Bảng 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHUNG Ở CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC CỦA CÔNG TY CAFATEX
(2003-2005)
Đơn vị tính: 1000 USD
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex)
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Chênh lệch
2004/2003 Chênh lệch2005/2004
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng kim ngạch XK 66.214,14 100 85.426,37 100 64.631,68 100 19.212,23 29,01 -20.794,69 -24,34 1. Kim ngạch XK trực tiếp 64.328,61 97,15 67.317,03 78,80 64.626,97 99,99 2.988,42 4,64 -2.690,06 -3,99 Nhật bản 24.110,93 36,41 26.268,66 30,75 25.137,91 38,89 2.157,73 8,95 -1.130,75 -4,30 EU 4.967,78 7,50 6.816,57 7,98 11.526,35 17,83 1.848,79 37,22 4.709,78 69,09 Mỹ 34.070,17 51,45 33.734,50 39,49 26.784,25 41,44 -335,67 -0,98 -6.950,25 -20,60 Các nước khác 1.179,72 1,79 497,29 0,58 1.178,44 1,83 -682,43 -57,84 681,15 136,97 2. Xuất uỷ thác 1.885,53 2,85 18.109,34 21,20 4,71 0,01 16.223,81 860,44 -18.104,63 -99,97
Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty Cafatex, năm 2003 tổng giá trị xuất khẩu là 24.110,93 (1000 USD) đạt tỷ trọng là 36,41% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2004 con số này là 26.268,66 (1000 USD) đạt tỷ trọng là 30,75% đã tăng so với năm 2003 một khoảng là 2.157,72 (1000 USD) và đến năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu 25.137,91 (1000 USD) có tỷ trọng 38,89%, mặc dù, giá trị xuất khẩu của năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 nhưng tỷ trọng lại đạt cao hơn là vì ở năm này lượng xuất uỷ thác giảm đi một lượng rất lớn nên Công ty chỉ chú trọng đến các thị trường xuất khẩu. Từ đó, thấy rằng tình hình xuất khẩu của Công ty tương đối không được ổn định, vì vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản đã bị chậm lại. Có hai nguyên do: thứ nhất, do sự cạnh tranh giữa công ty Cafatex với các doanh nghiệp trong nước như Caminex, Cataco, Seaprodex,… thứ hai, là sự cạnh tranh của Công ty với các doanh nghiệp ở những nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Malaixia,…
Nhìn chung, so với các thị trường khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng đối với Công ty, thị trường nay đứng thứ hai sau thị trường Mỹ. Do đó, công ty Cafatex cần phải làm tăng tỷ trọng các mặt hàng như tôm sống, cá ngừ tươi, đông lạnh, các đặc sản khác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật. Đồng thời, phải tìm nhiều phương pháp tốt nhất nhằm giữ vững và ổn định được thị trường Nhật Bản để có thể xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này nhiều hơn nữa.
Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng Công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty mà Công ty cần phải quan tâm. Từ đó, ta thấy rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn trong việc nhập khẩu thủy sản.
Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường Mỹ luôn có sóng gió và biến động. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 34.070,17 (1000 USD), trong khi đó năm 2004 con số này không tăng lên mà lại giảm xuống có giá trị kim ngạch xuất khẩu là 33.734,50 (1000 USD) và chiếm tỷ trọng 39,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2005, thì giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ còn có 26.784,25 (1000 USD), giảm đi một khoảng tương đối cao nhưng tỷ trọng lúc bấy giờ là 41,44%, chính vì vậy, mà thị trường Mỹ vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty Cafatex. Mặc dù, tình hình xuất khẩu của Công ty ở thị trường Mỹ gặp không ít những khó khăn nhưng bên cạnh đó, Việt Nam nói chung và Công ty Cafatex nói riêng vẫn có được sự đồng tình từ các doanh nghiệp lớn trên nước Mỹ, vừa qua các công ty Mỹ đánh giá Việt Nam là một thị trường ổn định tăng trưởng nhanh và nhiều hứa hẹn, điều đó cũng đem đến cho công ty Cafatex nhiều cơ hội tốt.
Ngoài ra, để xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ ngày càng cao thì Công ty phải có thật nhiều biện pháp tối ưu như là thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến của vụ kiện cũng như diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của Công ty cho phù hợp. Và hiện nay, công ty Cafatex cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng tỷ trọng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng để xuất vào thị trường Mỹ, nâng cao hiệu quả sản xuất, mặt khác, để giảm áp lực do công suất chế biến tăng quá nhanh so với tốc độ tăng nguyên liệu đưa vào chế biến. Vì vậy, việc nỗ lực để giữ thị trường Mỹ đóng vai trò rất cần thiết kể cả vấn đề thị phần tại thị trường này có thể giảm xuống.
Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty nên Công ty cần phải quan sát thật chính xác và rõ ràng. Qua báo cáo xuất khẩu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu qua 3 năm không ngừng tăng từ 4.967,78 (1000 USD) với tỷ trọng 7,50% năm 2003 lên 6.816,57 (1000 USD) với tỷ trọng 7,98% và đến năm 2005 thì giá trị xuất khẩu đã tăng cao 11.526,35 (1000USD) với tỷ trọng chiếm 17,83% trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Qua đó có thể thấy sự tăng trưởng ở thị trường này từ năm 2003 đến 2005 tăng rất cao. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty
Cafatex nói riêng đã có những nổ lực trong việc tìm thị trường để bù lại sự mất mát ở thị trường Mỹ trong những năm qua.
Thị trường EU là thị trường được nhiều doanh nghiệp của các nước quan tâm mở rộng trong thời gian tới, chính vì vậy, muốn giữ vững được thị trường này thì Công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Tây Ban Nha, Pháp,…
Thị trường ở các nước khác: Trong năm 2004, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty ở thị trường này có sự giảm tương đối đột ngột, cụ thể là chỉ còn 497,29 (1000 USD) chiếm tỷ trọng 0,58 % thấp hơn nhiều so với năm 2003, tuy nhiên, đến năm 2005 thì giá trị xuất khẩu của Công ty đã ổn định trở lại và có giá trị là 1.178,44 (1000 USD) có tỷ trọng 1,83%. Vì vậy, để phát triển mạnh hơn nữa thì Công ty nên ra sức tập trung và nỗ lực để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu này nhằm chủ động về thị trường khi các thị trường chủ yếu như Nhật, Mỹ, EU có biến động. Đồng thời, Công ty cần phải quan tâm đến các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Australia, Canada, thị trường các nước thành viên EU trong đó có Đức, Tây Ban Nha và các nước Đông Âu mới gia nhập. Mặt khác, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước Trung Đông, Châu Phi và tiếp cận các thị trường tiềm năng như Brazil.
Tóm lại, dù có những biến động lớn về thị trường đặc biệt trong vụ kiện chống
phá giá của Mỹ, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex đã có những chuyển biến tích cực, mặc dù, giá trị kim ngạch xuất khẩu nói chung của tất cả các thị trường qua ba năm không tăng cao nhưng tình hình kinh doanh của Công ty vẫn rất đạt hiệu quả. Hơn nũa, thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản, Mỹ và đặc biệt là Châu Âu – một thị trường vốn rất khó tính – đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong khi thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng giá trị kim ngạch có sự suy giảm thì ngoài thị trường EU là thị trường mới giúp công ty tăng kim ngạch xuất khẩu, còn có một thị truờng khác đó là thị trường xuất uỷ thác. Chính xuất uỷ thác cũng đã góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng
tiến kỹ thuật công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được kết quả và hiệu quả xuất khẩu cao.