Chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 89 - 92)

- Các chi phí khác: bao gồm các chi phí như chi phí bốc xếp, chi phí chiếu xạ, phí ngân hàng, chi phí hoa hồng, môi giới, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng ch

b. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp này bao gồm nhiều loại chi phí như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa tài sản cố định…Tất cả các chi phí này sẽ tăng lên hay làm giảm xuống phần lớn lợi nhuận của Công ty nếu không biết sử dụng đúng cách, hạn chế và tiết kiệm loại chi phí này. Để hiểu rõ hơn ta đánh giá từng chi phí trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp này qua bảng 18 sau:

- Tiền lương và bảo hiểm: là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí quản lý, do có sự thay đổi về số cán bộ công nhân viên nên tiền lương và bảo hiểm tăng đều qua các năm. Năm 2004 tiền lương trả cho cán bộ công nhân là 4.466.983 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2003 và tăng cao hơn một khoảng 897.347 (ngàn đồng) chiếm tỷ lệ là 25,13%, với tỷ lệ như vậy chứng tỏ rằng tiền lương năm 2004 mà Công ty phải trả đã tăng rất cao. Đến năm 2005, mức tiền lương chi trả là 7.354.816 (ngàn đồng) tăng 2.887.833 (ngàn đồng) so với năm 2004 với mức tỷ lệ tăng lên là 64,64%, ta thấy rằng tình hình tiền lương của Công ty chi trả cho nhân viên ngày càng tăng cao. Ngoài ra, thì khoản chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cũng đã tăng theo mức tiền lương, chính từ hai khoản chi phí mà Công ty trả cho nhân viên tăng qua từng năm đã chứng minh được rằng Công ty ngày một quan tâm nhiều hơn đến đời sống cán bộ công nhân viên. Điều đó đã khuyến khích rất nhiều đến quá trình làm việc của từng nhân viên, từ đó, dẫn đến tình hình kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả hơn.

BẢNG 18: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CAFATEX

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003

Chênh lệch 2005/2004

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Chi phí bán hàng 38.838.902 80,50 39.672.676 77,08 72.581.080 82,54 833.774 2,14 32.908.404 82,94

2. Chi phí quản lý 9.410.812 19,50 11.799.423 22,92 15.351.973 17,45 2.388.611 25,38 3.552.550 30,10

Lương nhân viên 3.569.636 7,39 4.466.983 8,68 7.354.816 8,36 897.347 25,13 2.887.833 64,64

BHXH,BH y tế, KPCĐ 301.252 0,62 296.207 0,57 636.549 0,72 -5.045 -1,67 340.342 114,90

Chi phí ăn giữa ca 289.431 0,60 334.542 0,65 546.152 0,62 45.111 15,58 211.610 63,25

Chi phí văn phòng

phẩm 341.255 0,71 574.352 1,12 672.396 0,76 233.097 68,31 98.044 17,07

Chi phí điện thoại, fax 816.920 1,69 694.522 1,35 789.865 0,89 -122.398 -14,98 95.343 13,72

Chi phí sửa chữa

TSCĐ 159.891 0,33 170.277 0,33 269.533 0,31 10.386 6,49 99.256 58,29

Khấu hao TSCĐ 976.531 2,02 1.008.897 1,96 713.355 0,81 32.366 3,31 -295.542 -29,29

Thuế, lệ phí 35.813 0,07 124.164 0,24 454.796 0,52 88.351 246,70 330.632 266,28

Chi phí quản lý khác 3.893.714 8,05 4.129.479 8,02 3.914.511 4,45 236.296 6,12 -214.968 -5,21

Giảm chi phí quản lý -973.100 -2,02 0 0 0 0 973.100 -100 0 0

Tổng chi phí 48.249.714 100 51.472.099 100 87.933053 100 3.222.385 6,67 36.460954 70,83

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Năm 2003 chi phí khấu hao tài sản cố định là 976.531 (ngàn đồng), năm 2004 có chi phí là 1.008.897 (ngàn đồng) và năm 2005 là 713.355 (ngàn đồng), qua ba năm (2003-2005) ta thấy thì tình hình chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2004 chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 32.366 (ngàn đồng) so với năm 2003 và tỷ lệ tăng là 3,31% , sở dĩ chi phí này tăng là vì năm 2004 Công ty xây dựng thêm nhiều phòng, mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc hiện đại…Đến năm 2005 thì chi phí khấu hao tài sản cố định giảm xuống khá nhiều so với năm 2004, giảm xuống 295.542 (ngàn đồng) tức là giảm đến 29,29%, đó cũng là một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân mà chi phí khấu hao của Công ty năm 2005 giảm là vì Công ty đã thanh lý và nhượng bán một số máy móc kém hiện đại và không cần thiết lắm cho khâu sản xuất sản phẩm của Công ty.

Ngoài ra, cần chú ý là trong Công ty thì chi phí này đóng vai trò khá quan trọng, do đó, Công ty nên có những biện pháp tiết kiệm hơn về loại chi phí này vì nó chính là cơ sở để làm tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Chi phí sửa chữa tài sản cố định: Qua tỷ lệ ba năm (2003-2005) của chi phí sửa chữa tài sản cố định này là năm 2003 có tỷ lệ 0,33%, năm 2004 có tỷ lệ 0,33% và năm 2005 tỷ lệ của chi phí này là 0,31%, ta thấy tình hình về chi phí này ít biến động chứng tỏ rằng Công ty đã sử dụng rất hợp lý, đúng cách, và bảo quản rất chu đáo các tài sản cố định này. Vì vậy, chi phí sửa chữa tài sản cố định mà Công ty phải bỏ ra hằng năm không tốn nhiều và không đáng kể, chính điều đó đã giúp Công ty tiết kiệm được phần nào các khoản tiền không cần thiết.

- Chi phí văn phòng phẩm, điện thoại, fax: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí quản lý của Công ty, nhưng một điều đáng mừng đó là các khoản chi phí này đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Các khoản chi phí này có thể cắt giảm được bằng cách Công ty nên có các quy định về khoản định mức, khen thưởng các bộ phận sử dụng tiết kiệm và ngược lại, Công ty cũng nên phê bình đối với những bộ phận sử dụng lãng phí chi phí này. Tuy chi phí này chỉ là một phần nhỏ nhưng nếu Công ty tiết kiệm được thì nó cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của Công ty.

- Chi phí khác: bao gồm các khoản chi phí còn lại như chi phí đào tạo, chi phí tuyển dụng, chi phí bảo quản, chi phí công tác,… tương đối không ổn định có một số chi phí tăng và cũng có một số chi phí giảm. Công ty cần có những biện pháp để tiết kiệm khoản chi phí này như là hạn chế các phần chi phí tiếp khách, công tác phí, tính toán hợp lý khi thuê nhân công bảo quản, ngoài ra, Công ty định kỳ tổ chức các buổi tổng vệ sinh để cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty tham gia và tự bảo quản lấy tài sản trong Công ty.

 Tóm lại, nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là một trong

những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp cần thiết để tiết kiệm tối đa khoản chi phí này nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều hơn nữa và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w