Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 62 - 63)

- Sản phẩm cao cấp: Ngoài tôm đông và cá đông thì còn có sản phẩm nghêu và cồi điệp cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ khá cao Từ năm 2003 đến 2005 thì sản

3.3.Đối thủ cạnh tranh

3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty Cafate

3.3.Đối thủ cạnh tranh

Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, nếu có nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn về giá cả, chất lượng mẫu mã, dịch vụ cung cấp cho khách hàng làm cho họ hài lòng hơn so với đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, nhân tố đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố cần thiết của Công ty khi muốn cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả cao trên thương trường.

Hiện tại, những doanh nghiệp của các nước như Campuchia, Lào,… đều có điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi giống như Việt Nam sẽ trở thành mối nguy hại đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cafatex nói riêng khi những doanh nghiệp này bắt đầu quan tâm nhiều đến việc nuôi các loại thủy sản để xuất khẩu. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp tại các nước này đã bắt đầu có kế hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Mặc dù, bây giờ các doanh nghiệp này chưa phải là đối thủ cạnh tranh thực thụ, nhưng họ sẽ trở thành đối thủ tiềm năng trong việc xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, cá basa trong tương lai.

Đối với Thái Lan và Trung Quốc, hai nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Cụ thể là Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng xuất fillet cá nheo và cá da trơn vào thị trường Mỹ, Thái Lan đưa nghề cá tra và các loại pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đó, trong tương lai, hai nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Họ lại có được một bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản và sản phẩm của họ đã khẳng định được trên thị trường quốc tế với sản phẩm chất lượng cao, công nghệ chế biến hiện đại. Từ đó, doanh nghiệp nước ta và cả công ty Cafatex sẽ mất dần thị phần ngày càng cao nếu không nhanh chóng đổi mới quản lý, cải thiện chất lượng ở công đoạn sản xuất khi các nước này tham gia vào hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Về đối thủ cạnh tranh của Công ty trong thời điểm này, không phải là các doanh nghiệp nước ngoài mà là các doanh nghiệp của Việt Nam ở ĐBSCL. Hiện nay, nước ta có trên 220 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Tuy nhiên, để trở thành đối thủ cạnh tranh với công ty cổ phần thủy sản Cafatex thì hầu như rất ít đối thủ, Công ty Cafatex là doanh nghiệp đang dẫn đầu trong số các doanh nghiệp thuộc 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long về chế biến thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá đông và tôm đông. Thời gian qua, xuất khẩu thủy sản đã đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL. Trước tình hình, các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mới mọc lên ngày càng nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thuận lợi, nên đã tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.

Đặc biệt, nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty đã đi vào đầu tư, mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu như Công ty TNHH Tuấn Anh đã nâng công suất hoạt động lên 10%, Công ty TNHH Nam Việt vừa đầu tư 10 triệu USD xây dựng thêm một nhà máy chế biến công suất trên 400 tấn cá filê/ngày, Công ty Agifishco đầu tư nhà xưởng và máy móc thiết bị với tổng trị giá là 62 tỷ đồng và đó là một lượng đầu tư rất lớn. Ngoài đầu tư vào quy trình sản xuất, các doanh nghiệp còn thường xuyên tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì lẽ đó, công ty Cafatex cần phải đầu tư ngày càng nhiều hơn nữa để cạnh tranh với các đối thủ của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 62 - 63)