Chi phí bán hàng

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 86 - 88)

II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAFATE

a. Chi phí bán hàng

Trong chi phí bán hàng bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị, quảng cáo, chi phí hoa hồng, bốc xếp,… Mỗi một nhân tố chi phí này chiếm một vai trò quan trọng và nó có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

- Chí phí vận chuyển: Đây là khoản chi phí có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Chi phí vận chuyển này bao gồm chi phí vận chuyển thuê ngoài và tự vận chuyển trong nước và nước ngoài như xe, tàu hay máy bay. Vào năm 2003, Công ty có chi phí vận chuyển là 24.063.625 (ngàn đồng), năm 2004 là 24.685.491 (ngàn đồng) và năm 2005 thì chi phí này là 28.874.625 (ngàn đồng), qua đó ta thấy rõ là chi phí vận chuyển của Công ty có xu hướng tăng dần qua ba năm.

BẢNG 17: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CAFATEX

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Chênh lệch

2004/2003 Chênh lệch 2005/2004

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Chi phí bán hàng 38.838.902 80,50 39.672.676 77,08 72.581.080 82,54 833.774 2,14 32.908.404 82,94 hàng 38.838.902 80,50 39.672.676 77,08 72.581.080 82,54 833.774 2,14 32.908.404 82,94 1. Chi phí vận chuyển 24.063.625 61,96 24.685.491 47,96 28.874.625 32,84 621.866 2,58 4.189.134 16,97 2. Chi phí tiếp thị, quảng cáo 963.052 2,48 352.137 0,68 973.380 1,11 -610.915 -63,43 621.243 176,43 3. Các chi phí khác (bốc xếp, hoa hồng,.…) 13.812.225 16,05 14.635.048 28,42 42.733.075 48,60 822.823 5,95 28.098.027 191,91 2. Chi phí quản lý 9.410.812 19,50 11.799.423 22,92 15.351.973 17,45 2.388.611 25,38 3.552.550 30,10 Tổng chi phí 48.249.714 100 51.472.099 100 87.933053 100 3.222.385 6,67 36.460954 70,83

Năm 2004, chi phí vận chuyển của Công ty tăng 621.866 (ngàn đồng) so với năm 2003 và tỷ lệ tăng là 2,58%, còn năm 2005 thì chi phí này tiếp tục tăng cao hơn nữa vượt lên mức 4.189.134 (ngàn đồng) với tỷ lệ là 16,97%, tỷ lệ chi phí từ năm 2003 đến năm 2005 này tương đối tăng khá cao và nhanh. Có nhiều nguyên nhân làm cho chi phí vận chuyển này tăng cao là vì hiện nay các loại xăng, dầu, nhớt dùng chủ yếu cho các phương tiện vận chuyển lại luôn tăng giá mà Công ty Cafatex lại chủ yếu xuất khẩu thủy sản sang các thị trường nước ngoài như Nhật, Mỹ, Cannada, Hà Lan, …nên chi phí mà Công ty chi trả cho phần này quá cao và cứ tăng dần qua từng năm như vậy đã làm giảm phần lớn lợi nhuận của Công ty và ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần phải có những giải pháp hợp lý để giảm tối thiểu phần nào chi phí này nhằm làm tăng lợi nhuận của Công ty.

- Chi phí quảng cáo và tiếp thị: Khoản chi phí quảng cáo và tiếp thị của Công ty tăng và giảm tương đối không ổn định. Năm 2004, chi phí này thấp nhất trong ba năm, điều này chứng tỏ là vào năm này Công ty không đặt nặng vấn đề quảng cáo, chủ yếu bán sản phẩm cho các thị trường quen thuộc chưa lấn sang các thị trường khác. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì chi phí quảng cáo và tiếp thị đã tăng lên lại, cho thấy Công ty đã chú ý đến việc xây dựng thương hiệu và quyết tâm đẩy mạnh các mặt hàng tôm, cá đông lạnh sang các thị trường khác thông qua việc quảng bá sản phẩm của Công ty. Nhưng nhìn chung, tỷ trọng của chi phí quảng cáo và tiếp thị vẫn chiếm phần rất thấp trong tổng chi phí bán hàng, tiêu biểu như năm 2003 tỷ trọng là 2,48%, năm 2004 tỷ trọng là 0,68% và năm 2005 thì tỷ trọng là 1,11% so với tổng chi phí bán hàng là 77% - 82%, vì vậy, Công ty cần phải chú trọng, quan tâm nhiều hơn đến công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao thị phần cho Công ty và đem lại lợi nhuận với mức cao nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w