- Sản phẩm cao cấp: Ngoài tôm đông và cá đông thì còn có sản phẩm nghêu và cồi điệp cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ khá cao Từ năm 2003 đến 2005 thì sản
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty Cafate
3.2. Thị hiếu của người tiêu dùng
Ngoài nhân tố chất lượng là nhân tố quan trọng nhất thì nhân tố đứng thứ hai ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của một công ty đó chính là nhân tố về thái độ, ý thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng là một yếu tố không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng là tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó đạt được nếu công ty biết thoả mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, mức tiêu thụ, thói quen và tập tính sinh hoạt, phong tục của họ là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty.
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của từng nước rất đa dạng và phong phú ở tất cả các mặt hàng là cá, tôm, mực, cua,… đều phải được tươi sống, đông lạnh. Tuy nhiên, còn tuỳ theo từng nước mà nhu cầu tiêu dùng sẽ khác nhau, cụ thể nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường sau:
Thị trường Nhật Bản: Tại thị trường Nhật Bản, thủy sản là nguồn cung cấp protein chính cho bữa ăn người Nhật, bình quân tiêu thụ thủy sản đầu người của Nhật đạt từ 72 kg/người/năm. Được như vậy là nhờ ở thói quen tiêu thụ sản phẩm thủy sản
món ăn được người Nhật ưa thích là mực Shushi, mực Sashima, cá ngừ Sashimi, tôm Nabashi, tôm Surimi.
Qua các món ăn được ưa thích của người Nhật cho thấy có nhu cầu đa dạng về thủy sản dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như tôm, cá ngừ, cá các loại… từ đó, có thể xác nhận được sản phẩm nào có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, đa phần các món ăn kể trên đều phải đều phải làm từ thủy hải sản tươi sống, chất lượng cao, vì vậy đối với việc chế biến sản phẩm thuộc dạng này là rất phức tạp, cần có một trình độ chế biến và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, thì người Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm nếu hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Nếu Công ty nắm bắt được sở thích xu hướng, nghệ thuật trong ăn uống của người Nhật là chúng ta đã bước đầu thành công trong việc tiếp cận đưa họ đến với sản phẩm của Công ty mình.
Thị trường Mỹ: Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khó tính đối với những ai không hiểu và không biết được thói quen của người tiêu dùng Mỹ. Cần phải hiểu xem họ muốn gì, yêu cầu gì và điều cốt yếu với mỗi doanh nghiệp là phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những thị hiếu đó.
Mặc dù, hiện nay Mỹ làthị trường tiêu thụ thủy sản mạnh nhất của công ty Cafatex
nhưng Công ty vẫn cần phải quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ để Công ty có thể xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm sang thị trường này. Qua nghiên cứu có thể rút ra một số tiêu chí về mặt hàng thủy sản mà người tiêu dùng Mỹ quan tâm.
Thứ nhất, người Mỹ quan tâm là chất lượng của sản phẩm, nhưng quan niệm về chất lượng của họ cũng khác nhau. Chất lượng mà người Mỹ xác định đối với mặt hàng thủy sản đó là nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra, công tác tiếp thị và tìm hiểu thị trường là một con đường dài đối với Công ty trong qua trình tác động đến người tiêu dùng Mỹ. Chính vì vậy, hàng hoá của Việt Nam nói chung và các mặt hàng thủy sản của công ty Cafatex nói riêng khi muốn xâm nhập và phát triển tại thị trường Mỹ và được người dân Mỹ chấp nhận thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhãn hiệu sản phẩm của mình cũng như cần phải có một kế hoạch giới thiệu, khuếch trương sản phẩm của mình một cách hữu hiệu.
Thứ hai, người tiêu dùng Mỹ cũng rất quan tâm đến mẫu mã sản phẩm. Đối với người Mỹ, họ sẵn sàng trả giá cao gấp ba lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp, mặc dù, có thể chất lượng không được hoàn hảo lắm so với những sản phẩm cùng loại. Một điều khác lạ nữa ở người tiêu dùng Mỹ đó là một sản phẩm dù giá trị thấp nhưng vẫn được coi là sáng giá nếu mẫu mã đẹp. Do đó, để xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Công ty vào thị trường Mỹ ngày càng nhiều thì ngoài chất lượng tốt thì Công ty nên chú trọng đến mẫu mã sản phẩm nhiều hơn nữa.
Thứ ba, giá là điều quan tâm cuối cùng đối với người tiêu dùng Mỹ khi họ quyết định nên mua sản phẩm nào đó. Người Mỹ đặt việc mua bán của họ vào chất lượng và sự hữu dụng của sản phẩm khi họ cần đến.
Tóm lại, tại thị trường Mỹ thì giá trị của một sản phẩm chủ yếu được xác định bởi danh tiếng của nhãn mác hoặc xuất xứ của một sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết các loại sản phẩm sang thị trường Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, Công ty có một điều cần chú ý đó là không nên áp dụng chiêu thức khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng Mỹ. Bởi vì, nếu một sản phẩm khuyến mãi mà chất lượng không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của họ đối với các sản phẩm khác cùng nguồn gốc với sản phẩm đó.
Thị trường Pháp: tổng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm thủy sản là 30 kg/người/năm, sản phẩm chủ yếu là cắt miếng, gói sẵn, đồ thủy sản bao bột đã chế biến sẵn, các loại đồ hộp dễ mở, salad thủy sản,…
Thị trường Ý: nhu cầu chung về thủy sản của người dân nước này là cá biển, tôm,… việc sử dụng cá nước ngọt vẫn còn hạn chế nhiều mặt hàng mà thị trường này thường xuyên sử dụng là hộp cá ngừ, mực đông lạnh, tôm và cá fillet đông.
Nhìn chung, thị trường nào cũng rất đa dạng và năng động, vì vậy, khi Công
ty thâm nhập vào từng thị trường nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả… Sản phẩm là thước đo văn hoá người tiêu dùng vì vậy mà Công ty khi tung sản phẩm ra thị trường phải bám sát tập quán của người tiêu dùng. Thông thường, hàng hoá vào các thị trường phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất
cao so với giá nhập khẩu, do đó, Công ty cần có những chính sách hợp lý về giá cả của các mặt hàng thủy sản mà Công ty sẽ xuất khẩu đến các thị trường khác.