0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

MỘT SỐ CÁC BIỆN PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAFATEX.DOC (Trang 101 -104 )

Tận dụng nguồn phụ phẩm: Trong quá trình chế biến, các phụ phẩm từ cá, tôm nên được giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra bên ngoài cho các cơ sở chế biến

khác như cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi cá,…Nếu làm được điều đó Công ty sẽ có thêm một khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc xử lý phụ phẩm.

Với các bộ phận kỹ thuật chế biến cần có biện pháp nâng cao, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm bằng cách sử dụng tối thiểu hoá chất nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.

 Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm có thể nâng cao hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty Cafatex trong tương lai. Những biện pháp đó được rút ra trên cơ sở phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua với mục đích là những biện pháp này sẽ được Công ty xem xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



I. KẾT LUẬN

Hoà vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy những khó khăn và thử thách, Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản ở nước ta, đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình với mục tiêu trở thành Công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước.

Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Cafatex trong 3 năm qua thì ta thấy rằng Công ty làm ăn có hiệu quả rất cao. Đặc biệt là năm 2004, Công ty đã có mức tiêu thụ sản phẩm khá lớn và tổng doanh thu của Công ty cũng tăng mạnh so với năm 2003 và năm 2005, trong đó, thủy sản là mặt hàng chủ lực mang lại hiệu quả xuất khẩu cao với tốc độ tăng trưởng nhanh đã đem lại lợi nhuận cho Công ty và nhờ đó, mà Công ty đã tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động hơn.

Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn được làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy sản hiện nay đã đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân từ trong nước đến trên thế giới, chính vì vậy, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác ngày càng tăng cao và sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Cafatex cũng chiếm phần không nhỏ.

Tóm lại, Công ty Cafatex đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường, một thị trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Tuy nhiên, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện như ngày nay.

II. KIẾN NGHỊ

1. Đối với nhà nước

Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hổ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu , với sự hổ trợ nhiệt tình của nhà nước

sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.

- Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.

- Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới.

- Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau cùng có lợi.

- Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản.

2. Đối với Công ty:

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng:

- Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.

- Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trường chủ lực ổn định trước đây.

- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.

- Xây dựng lại website riêng của Công ty để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng hơn.


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAFATEX.DOC (Trang 101 -104 )

×