Phân tích kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 35 - 39)

BẢNG 2.5 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo thị trường qua các năm 2008-2009-2010.

ĐơnVị Tính: USD

Thị trường 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Chênh lệch % chênh lệch %

Anh 95,496 0.28 3,096 0.01 8,575 0.02 -92,400 -96.76 5,479 176.97 Đức 8,404,176 24.92 8,480,112 20.10 9,667,123 25.78 75,935 0.90 1,187,011 14.00 Mỹ 10,337,275 30.65 24,140,454 57.22 19,357,119 51.63 13,803,180 133.53 -4,783,335 -19.81 Bỉ 4,786,079 14.19 0 0.00 0 0.00 -4,786,079 -100.00 0 0.00 Nga 98,971 0.29 126,697 0.30 168,887 0.45 27,725 28.01 42,190 33.30 Nhật 2,638,773 7.82 601,328 1.43 667 0.01 -2,037,445 -77.21 -600,661 -99.89 Trung quốc 176,073 0.52 452,431 1.07 526,797 1.40 276,358 156.96 74,366 16.44 Thị trường khác 7,190,027 21.32 8,382,465 19.87 7,765,723 20.71 1,192,439 16.58 -616,743 -7.36 Tổng 33,726,870 100 42,186,583 100 37,494,890 100 8,459,713 25.08 -4,691,693 -11.12

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn giữ vững. Kết quả này là do một số thị trường hết hạn ngạch và do sự mất ổn định về kinh tế và chính trị trên thế giới trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên một số thị trường đang được mở rộng do vậy mà tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng tốt lên nhiều

Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường có sự chênh lệch khá rõ, một số thị

trường xuất khẩu chiếm thị phần cao như Mỹ, Đức, Và một số Thị trường mới, còn lại là thị trường lớn mà công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt nhưng thời gian gần đây đóng góp kim ngạch không cao.

BẢNG 2.6: Một số thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2011 Thị trường Tháng 8/2011 (USD) So Tháng 7/2011 (%) So Tháng 8/2010 (%) 8Tháng/2011 (USD) So 8Tháng/2010 (%) Hàn Quốc 121.570.097 78,99 159,65 500.850.704 147,86 Đài Loan 23.088.014 33,21 40,80 138.297.699 28,94 Nhật Bản 186.183.861 27,70 70,85 1.044.641.321 51,25 Nga 12.611.965 -18,23 78,71 73.096.620 42,40 Hoa Kỳ 747.619.980 14,59 17,06 4.577.162.957 16,22 Đức 60.299.037 -16,55 38,49 409.648.224 44,21

(Nguồn: Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại-Bộ công thương)

* Thị trường Đức.

Đức là một nước dân số đông, với hơn 82 triệu người, lại là nước có thu nhập cao, sẽ là thị trường tiềm năng cho hàng dệt mayViệt Nam.

Năm 2010, hàng may mặc của công ty đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 9,667,123 USD, tăng 14 % so với năm 2009, góp phần nâng thị phần từ 20% năm 2009 lên 25% năm 2010.

Theo Bộ công thương Việt Nam, trong số các nước của Liên minh Châu Âu (EU) thì Đức là quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất khu vực. Theo số liệu thống kê, tháng 08/2011 kim ngạch xuất khẩu dệt may việt nam sang thị trường Đức là 60 triệu USD, giảm 16% so với tháng 07/2011 nhưng tăng 38% so với cùng kỳ năm 2010. Tính đến cuối tháng 08/2011 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đạt giá trị 409.648.224 USD.

Người dân Đức không quá đòi hỏi yêu cầu về kiểu cách và mẫu mã, quan trọng là chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ, do đó đây sẽ là lợi thế cho hàng dệt may Việt Nam.

Protrade khi muốn đưa hàng dệt may vào thị trường Đức, buộc phải tuân thủ quy chuẩn của cả EU và của Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn.

Trong đó cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may, doanh nghiệp nên tránh các chất gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng, bởi với các chất không đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng thì hải quan Đức sẽ tiêu huỷ và chi phí tiêu huỷ do phía Việt Nam chi trả.

Một vài thị trường ngách, thị trường tiềm năng cho hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty được xúc tiến bởi các cơ quan thương mại 2 quốc gia.

* Thị trường Hàn Quốc.

Một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất của xuất khẩu dệt may của Việt Nam là Hàn Quốc, tính chung 8 tháng đầu năm 2011 giá trị kim ngạch đạt 500.850.704 USD, tăng tới 148% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ lệ tăng cao như vậy nhờ vào những hợp đồng ký được với Hàn Quốc sau Hiệp định thương mại được ký kết giữa ASEAN và Hàn Quốc trong năm 2010.

Dưới đây là một vài điểm đã được các nhà khảo sát thị trường tổng hợp về thói quen tiêu dùng hàng dệt may của người Hàn Quốc:

− Nhu cầu của người tiêu dùng Hàn Quốc ở lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến 30 tuổi đang ngày càng trở nên đa dạng. Do Hàn Quốc là một trong những nước mở cửa nhất trên thế giới, người tiêu dùng nước này có thể tiếp cận và chấp nhận những mặt hàng thời trang chưa từng có mặt trên thị trường. Nếu như người tiêu dùng truyền thống của Hàn Quốc quen đánh giá các nhãn hiệu thời trang thông qua việc so sánh đó là nhãn hiệu sản xuất trong nước hay nhập khẩu, thì ngày nay, người tiêu dùng ở lứa tuổi thanh thiếu niên đến 30 tuổi cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. Một vài yếu tố trong số đó bao gồm sự vừa vặn, giá cả và tính thời trang.

− Với các mặt hàng thời trang hết mùa và được bán hạ giá, người tiêu dùng Hàn Quốc thường ưu tiên mua qua các kênh bán lẻ hơn là mua tại các trung tâm mua sắm lớn. Ngày nay, các kênh bán lẻ này xuất hiện ngày càng nhiều ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như các cửa hàng bán hàng trực tuyến, hệ thống bán hàng tại nhà thông qua các kênh tivi, các cửa hàng giảm giá và các cửa hàng thời trang tư nhân.

− Người tiêu dùng truyền thống, những người ở độ tuổi 40 trở lên và có thu nhập ổn định, có thói quen mua hàng ở các trung tâm mua sắm lớn. Họ chorằng, mua sắm tại các trung tâm này tiện lợi hơn mua hàng trực tuyến hay mua hàng qua các kênh mua bán trên TiVi.

Đây là thị trường tiềm năng, mà công ty có thể tiến hành đưa những sản phẩm mới của công ty thiết kế vào, để thử nghiệm sự chấp nhận sản phẩm của khách hàng. Nếu sản phẩm xâm nhập thành công thị trường này thì cũng tạo hiệu ứng tốt đối với thương hiệu công ty trên những thị trường khác.

SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

* Thị trường Đài Loan.

Theo số liệu Bộ công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Đài Loan tháng 8/2011 đạt 23 triệu USD, tăng 33.21% so với tháng trước và tăng 40.8% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Đài Loan 8 tháng đầu năm 2011 đạt 138 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

* Thị trường Nhật Bản.

Ngoài thuận lợi nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật giúp nhiều mặt hàng dệt may được giảm thuế, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam còn lợi thế khi vào Nhật nhờ đồng yên của nhật đang tăng giá so với USD Mỹ.

Bộ công thương cho biết, mới đây Chính phủ Nhật thông báo việc lên kế hoạch nhập khẩu quần áo từ các nguồn cung cấp khác ở châu Á ngoài Trung Quốc, do nguồn nhập khẩu từ quốc gia này ngày càng đắt đỏ hơn, cũng là tin vui cho các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam. Hiện các mặt hàng áo thun, áo sơ mi, đồ lót, khăn bông, áo khoác của các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản tăng trưởng khả quan

* Thị trường Nga.

Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nga 8 tháng đầu năm 2011 là hàng dệt may, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 12.6 triệu USD, giảm 18.2% so với tháng trước và tăng 78.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng thực tế kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này của công ty đạt cao nhất là năm 2010 con số gần 169 ngàn USD. Điều này cho thấy tìềm năng xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường này là rất lớn nhưng lý do tại sao hàng hoá xuất sang thị thường này tại công ty không chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu được các lãnh đạo trong công ty giải thích là vì: thủ tục thanh toán không thuận lợi, thủ tục nhập khẩu còn bị các cơ quan chức năng Nga làm khó, cách nhận định và đánh giá của hải quan còn tuỳ tiện, chỉ dựa vào cảm tính…Vì thế nên mặt dù thị trường Nga là thị trường quen thuộc của công ty nhưng công tác phát triển tại thị trường này không thuận lợi.

Do thị trường Nga được các chuyên gia đánh giá là một phân khúc chủ lực tại thị trường Đông Âu nên Công ty cần giữ vững thị trường, việc phát triển tại thị trường cần có cầu nối giữa 2 chính phủ và các hiệp hội 2 nước để tháo gở rào cản, tăng cường hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

* Thị trường Mỹ

Thị trường Hoa Kỳ cũng là thị trường lớn nhất của công ty với tỷ trọng trên 55% trong giá trị xuất khẩu, công ty đã nỗ lực phối hợp với các nhà nhập khẩu trong việc xác định lại cơ cấu giá cả hợp lý trên cơ sở vẫn giữ vững chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nhờ đó trong năm 2009, hàng may mặc công ty đạt kim ngạch vào Hoa Kỳ trên 24 triệu USD, tăng 33% so với năm 2008. Tuy nhiên, thách thức này vẫn còn tiếp tục đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010, khách đặt hàng may mặc từ Mỹ cũng đang dè dặt với số lượng đơn hàng ít hơn và thời gian chậm hơn… Trong năm 2010, xuất khẩu sản phẩm từ công ty sang Hoa Kỳ giảm đến 19.8%. Việc thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8/2011, dự báo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, trong đó có hàng dệt may. Bên cạnh khó khăn về thị trường, các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w