D. Hàng May Mặc của các nước ASEAN.
3. Sản phẩm chủ yếu
3.2.1. Giải pháp về phía Công ty 1 Đối với sản phẩm.
3.2.1.1. Đối với sản phẩm.
Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay khi mà các rào cản thuế quan giữa các nước và các khu vực ngày càng giảm thì rào cản phi thuế quan lại được dựng lên để bảo vệ
quyền lợi cho người tiêu dùng. Các thị trường chính của hàng may mặc Việt Nam hiện nay là những thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng chẳng hạn như tại thị trường Mỹ và EU hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này bị ràng buộc bởi điều kiện xuất xứ, tỷ lệ nội địa hoá và trách nhiệm đối với xã hội của sản phẩm... Vì vậy vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp trình độ về chất lượng sản phẩm ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đây cũng là điều kiện không thể thiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp công ty có thể thâm nhập được vào những thị trường tiềm năng nhưng lại rất khó tính.
Để thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng công ty cần chú ý tới những vấn đề sau: − Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng phù hợp thị
hiếu tiêu dùng trên thị trường xuất khẩu.
− Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đã nhận từ phía đối tác nước ngoài hay tự mua trên thị trường; bảo quản tốt nguyên phụ liệu đã nhận tránh hư hỏng xuống cấp.
− Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài về chủng loại và chất lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy cách kỹ thuật, nhãn mác bao bì đóng gói.
− Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm.
− Nâng cao hiệu quả của các thiết bị, máy móc sẵn có, đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động.
− Củng cố và nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị định hướng chất lượng theo ISO 9002.
Quản trị chất lượng sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi thực hiện quản trị chất lượng tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, mọi chi tiết trong từng khâu sản xuất sẽ đồng đều và nâng cao tính đồng bộ, tránh được những hao phí do sản phẩm hỏng, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất từ đó có thể giảm giá thành sản phẩm và đảm bảo thời hạn giao hàng. Ngoài ra việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn có ý nghĩa trên nhiều mặt:
− Bảo đảm uy tín với đối tác từ đó tạo khả năng thiết lập quan hệ ổn định lâu dài.
− Việc xây dựng và áp dụng tốt các hệ thống quản trị chất lượng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông qua các tác động cụ thể như tạo được sự tin tưởng và trung thành của khách hàng, tăng khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh quốc tế, tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao về giá trị đạo đức trong sản phẩm. Những hệ thống quản trị chất lượng này sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp công ty xuất hàng sang các nước như Mỹ và Châu Âu, gia tăng kim ngạch xuất khấu sản phẩm của công ty.