Cung cầu trên thị trường.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 40 - 41)

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, cung cầu thị trường cũng là yếu tố bắt buộc phải được tìm hiểu. Nếu không xác định được cung cầu thị trường, doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại do không tiêu thụ được sản phẩm. Vì vậy tình hình sức khỏe của thị trường có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Về phía công ty PROTRADE, từ khi thành lập rồi được chuyển đổi hình thức doanh nghiệp cho phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới cho đến nay, nhiệm vụ của công ty là tập trung vào sản xuất các sản phẩm may mặc xuất khẩu. Những diễn biến trong thời gian gần đây ảnh hưởng nhiều tới việc xuất khẩu của công ty.

Từ năm 2005, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra một thời kỳ hội nhập mới của đất nước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày một nhiều. Điều đó cho thầy sức hút của nền kinh tế Việt Nam cũng như nhu cầu đầu tư của thế giới, kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Đầu năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhà đất từ Mỹ mà châu Âu là nơi liên lụy đầu tiên. Chính điều này khiến cho các sản phẩm của công ty gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu, thậm chí còn mất thị trường như Đức, Anh… Việc thị trường châu Âu sụt giảm lại có tác động ngược làm thay đổi hành vi mua hàng của người dân

BẢNG 2.8: Bảng chỉ tiêu đánh giá tình hình chi phí kinh doanh qua các năm 2008-2009-2010

(Đơn vị tính: Đồng Việt Nam)

(Nguồn: phòng kế toán) Năm 2009, tình hình kinh tế càn trở nên khó khăn hơn trước thì xu hướng tiêu dùng hàng may mặc của người dân tại các thị trường xuất khẩu chính chuyển sang sữ dụng những sản phẩm có chất lượng trung bình, giá cả hợp lý hơn, họ hạn chế tối đa việc mua sắm những sản phẩm cao cấp tốn nhiều chi phí khi mục đích sữ dụng không thật cần thiết, do đó mà các doanh nghiệp trong ngành may mặc nhận được nhiều hợp đồng có giá trị và số lượng hàng tăng gấp nhiều lần.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

chênh lệch % chênh lệch %

Doanh thu thuần 529,237,999,247 646,068,012,503 656,803,338,015 116,830,013,256 22.08 10,735,325,512 1.66

Tổng chi phí 524,695,425,577 640,558,115,611 647,519,982,812 118,214,915,669 22.41 1,859,207,836 0.29

Lợi nhuận trước thuế 4,542,573,670 5,509,896,892 9,283,355,203 967,323,222 21.29 3,773,458,311 68.5

Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,349,831,785 1,667,066,265 2,337,350,257 317,234,480 23.5 670,283,992 40.2

Nhưng một nghịch lý khác diễn ra là hầu hết khi thị trường chuyển biến nhu cầu tăng, doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng hơn từ các đối tác, thì các nhà cung ứng nguyên vật liệu cũng có những chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược tăng giá. Nếu trong thời điểm đó mà doanh nghiệp có những đề xuất với đối tác về giá thì có thể làm mất tính cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất là mất khách hàng về những doanh nghiệp cùng ngành có quy mô lớn hơn, hay những doanh nghiệp mới tham gia ngành muốn hạ lợi nhuận nhằm xây dựng mối quan hệ với lâu dài với doanh nghiệp, trong khi nguyên liệu chủ yếu trong ngành may mặc đến 90% là phải nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam, nên trong tình hình kinh tế khó khăn thì nhà cung ứng cũng khó kiểm soát giá nguyên liệu tăng, còn tại Việt Nam tình hình cung cấp các sản phẩm hổ trợ cho ngành may mặc đều như : điện, nước, xăng dầu đều tăng…Trong khi hợp đồng giao hàng tại các doanh nghiệp thường ký đầu năm, có thời hạn là một năm, giao hàng theo từng kỳ.

Nên cho dù doanh thu hàng năm có tăng nhưng chí phí cũng tăng cao tương ứng tỉ lệ tương đương 1/1, năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25% so với năm 2008 nhưng doanh thu chỉ tăng mức 22.08%, còn lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 20%, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm 11% so với năm 2009 nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 80.8%, sự tăng này là do công ty đã thành công trong việc thỏa thuận mặt bằng giá mới với khách hàng, theo đó những sản phẩm của công ty sẽ có ưu thế hơn về giá xuất khẩu so với thời điểm khó khăn trước đó, ngoài ra năm 2010 là năm công ty nhận được sự hổ trợ về thuế doanh nghiệp từ chương trình giảm lạm phát kinh tế của nhà nước Việt Nam nên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có thể được xem là lợi nhuận của công ty, năm 2010 giá trị lợi nhuận trước thuế đạt cao nhất là 9,283,355,203 VNĐ, tăng gấp 3lần so với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2009.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w