Tiềm năng phát triển của nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lược cạnh trạnh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam.pdf (Trang 66 - 71)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

2.3.1. Tiềm năng phát triển của nguồn nguyên liệu

2.3.1.1. Nguồn nguyên liệu trong nước

Ở Việt Nam, từ hơn một thập kỷ nay, điều đã trở thành công nghiệp có giá trị lớn đem lại nguồn thu ngoại tệ cao trong nhóm các mặt hàng XK chủ lực của nước ta. Diện tích trồng điều tăng nhanh chóng qua các năm, từ 30 nghìn ha cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước lên tới 370 nghìn ha năm 2005.

Bảng 2-12: Diện tích trồng điều của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 Năm 1990 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 30.000 300.000 330.000 350.000 370.000 Nguồn:Vinacas [2]

Song song với việc gia tăng diện tích cây điều, năng suất và chất lượng của điều cũng được cải thiện rõ rệt nhờ vào việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật như: đưa vào trồng trọt các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao; áp dụng các kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật… Nhờ vậy, năng suất bình quân của điều tăng lên khá nhanh, năm 1990 năng suất trung bình khoảng 6-7 tạ/ha thì đến năm 2005 đã tăng tăng lên khoảng 11-12 tạ/ha, đặc biệt với giống điều ghép cao sản cho năng suất lên tới 20-25 tạ/ha. Nhìn chung, cho đến hiện nay nước ta đã có một vùng nguyên liệu tương đối rộng lớn và cho năng suất, chất lượng tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế tại hội nghị ngành điều thế giới năm 2004 thì điều VN có chất lượng ngon nhất thế giới. Sản lượng điều sản xuất của Việt Nam tăng mạnh so với một số nước có truyền thống lâu năm như Aán Độ, Braxin, Indonêsia, các nước châu Phi… Bảng 2-13 cho chúng ta thấy điều này.

Tuy nhiên, trong tổng số 370 ngàn ha điều ở nước ta, hiện nay vẫn còn khoảng 250 ngàn ha trồng bằng hạt và giống không được chọn lọc, dẫn tới năng suất điều bình quân chung còn thấp so với một số nước, chất lượng hạt không đồng đều, tỷ lệ nhân thu hồi thấp. Các vườn điều trước đây, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường trồng với mật độ dầy (300 – 400 cây/ha) và không có biện pháp tỉa cành, tạo tán thích hợp nên vườn cây sớm giao tán, dễ bị sâu bệnh phá hoại.

Bảng 2-13: Sản lượng điều sản xuất của Việt Nam và Aán Độ

Việt Nan Aán Độ

Niên vụ Sản lượng sản xuất (tấn) Tỷ lệ tăng (%) Sản lượng sản xuất (tấn) Tỷ lệ tăng (%) 1997/1998 - - 450.000 - 1998/1999 - - 250.000 (-) 44,4% 1999/2000 - - 216.000 (-) 13,6% 2000/2001 - - 345.000 59,7% 2001/2002 200.000 - 302.000 (-) 12,5% 2002/2003 260.000 30% 410.000 35,8% 2003/2004 350.000 34,6% 440.000 7,3% 2004/2005 400.000 14,3% 460.000 4,5%

Nguồn: Toång hợp từ Vinacas và www.commodityindia.com [2] & [45]

Triển vọng của vùng nguyên liệu điều nước ta: Dự kiến năm 2010 cả nước sẽ phát triển ổn định 500.000 ha, sản lượng đạt khoảng 800.000 tấn thô [4]. Sở dĩ có những dự kiến như vậy là vì những yếu tố sau:

+ Việt Nam vẫn còn đất trồng điều mà không phù hợp với các loại cây trồng khác. Và nhận rõ lợi ích của cây điều, các bộ, ngành đã có nhiều chủ trương tạo thuận lợi cho việc trồng và mở rộng diện tích cây điều.

+ Các Viện, Trường ĐH đã liên tục nghiên cứu và đưa vào sản xuất những loại giống có năng suất và chất lượng ngày càng cao, phù hợp với từng địa phương. Các trại giống mới tại mỗi địa phương cũng được xây dựng với quy mô lớn và hiện đại. Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trong thời gian tới cần tập trung phát triển và khuyến cáo nông dân trồng giống điều ghép có năng suất và chất lượng cao như PN1, CH1, MH5/4,

DH67-15 cho miền duyên hải Nam Trung bộ và 5 giống ES-04, EK-24, BD- 01, KP-11 và KP-12 cho vùng Tây Nguyên.

+ Sự tích cực hỗ trợ của các tổ chức như các trung tâm khuyến nông, các DNCBĐ trong việc khuyến cáo, chuyển giao đến người nông dân những khoa học kỹ thuật đã có những kết quả tốt đẹp.

2.3.1.2. Nguồn nguyên liệu trên thế giới

Sản lượng điều thế giới (kể cả Việt Nam) đã tăng gần gấp hơn hai lần kể từ 1994, hiện đạt khoảng gần 1,9 triệu tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ tăng về phía cung hạt điều thô của thế giới đã và sẽ là 10- 14%/năm.

Nguồn: www.agroviet.gov.vn [41]

Theo số liệu thống kê của trung tâm tin học thuộc trang web báo Nông nghiệp – nông thôn Việt Nam,

niên vụ 2004/2005, sản lượng điều thô thế giới ước đạt 1.840 nghìn tấn, diện tích

trồng điều khoảng trên 8,5 triệu mẫu. Với diện tích trồng như vậy, sản lượng thu hoạch điều thế giới tương đối cao, với năng suất bình quân khoảng 2,23 tạ/mẫu. Theo báo cáo, năng suất của Việt Nam đạt mức cao trong tốp 5 nước sản xuất chính. Trong khi đó, năng suất của Braxin chỉ vào khoảng 1,42 tạ/mẫu. Aán Độ vào khoảng 2,85 tạ/mẫu.

1 1.26 1.35 1.26 1.35 1.54 1.91 0 0.5 1 1.5 2 2001 2002 2003 2004 2005

Sơ đồ 2-8: Sản lượng điều thế giới giai đoạn 2001-2005

Bảng 2-14: Danh sách 10 nước sản xuất điều lớn nhất thế giới và tỷ trọng điều thô niên vụ 2004/2005

STT Nước sản xuất

Tỷ trọng trên sản lượng điều thô trên

toàn thế giới (%) 1 Aán Độ 25 2 Việt Nam 22 3 Nigiêria 10 4 Braxin 8 5 Tanzania 6 6 Indonesia 4 7 Guinea-Bissua 4 8 Bờ biển Ngà 4 9 Mozambique 3 10 Benin 2 Nguồn: Icard [24]

Các nước châu Phi chiếm khoảng 30% tổng sản lượng điều thô toàn thế giới. Hầu hết điều thô của họ dành cho XK chứ không chế biến. Các nước sản xuất điều ở châu Phi bao gồm Mozambique, Tanzania, Guinea-Bissua, Nigiêria, Ghana, Kenya, Madagascar, Benin và Togo. Trong khi sản lượng điều thế giới biến động theo chiều hướng tăng thì tỷ trọng của các nước châu Phi trên tổng sản lượng điều thô thế giới lại giảm. Thập kỷ 70, Mozambique và Tanzania được xem là những nước sản xuất điều lớn của thế giới, vậy mà hiện nay, họ đứng sau các nước như Aán Độ, Việt Nam và Braxin.

Trên phạm vi toàn thế giới, nhiều biện pháp tích cực đã áp dụng để nâng cao sản lượng điều thô. Aán Độ đang tập trung nhiều vào sản xuất điều thô thay vì mở rộng quy mô chế biến vì công suất hiện có đã dủ lớn. Các nước châu Phi đã có kế hoạch đầu tư phát triển diện tích trồng điều trong những năm tới. Các nước còn lại trên thế giới cũng đã và đang ra sức nâng cao sản lượng điều của mình. Tất cả chỉ vì nhu cầu điều thế giới vẫn còn tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lược cạnh trạnh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam.pdf (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)