Thị phần của Aán Độ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lược cạnh trạnh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam.pdf (Trang 47 - 51)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

Thị phần của Aán Độ

Thị phần của Aán Độ (%)ä 1990 4 60 2000 20 55 2005 38 44 Nguồn: Vinanet [34]

Sản phẩm điều nhân nước ta đã được đưa sang thị trường của nhiều nước trên thế giới mà trong đó hơn 70% sản lượng xuất vào các nước phát triển,

nhu cầu đòi hỏi cao, khắt khe như Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật…Tuy nhiên, số thị trường các nước có sự biến động lên xuống qua các năm, điều này cho thấy năng lực khai thác và giữ vững thị trường của các DNCBĐ VN chưa ổn định. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, số lượng các quốc gia NK điều của VN có những thời điểm tăng mạnh đến 43 quốc gia, nhưng cũng có thời điểm lại giảm sút rõ rệt.

Bảng 2-6: số lượng các quốc gia NK điều của VN giai đoạn 1990 – 2005

m 199 0(*) 19 95 200 0 20 01 200 2 20 03 200 4 2005 (**) Số lượn g 1 7 15 27 28 43 36 39

Nguồn: www.mot.gov.vn [41] (*) Số liệu được thu thập riêng từ www.agroviet.gov.vn

(**)Số liệu dự kiến

Trong số những thị trường XK, thị trường Mỹ đã được các DN nước ta khai thác rất mạnh. Trước năm 2002, khi nói tới XK nhân điều là người ta nghĩ ngay đến thị trường Trung Quốc, vì phần lớn nhân điều Việt Nam bán cho thị trường này. Nhưng từ năm 2002, thị trường Mỹ đã vượt qua Trung Quốc và càng ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Dưới đây là biểu đồ minh họa cho sự tăng trưởng về thị phần XK nhân điều Việt Nam tại thị trường Mỹ.

33 4120 22 20 22 21 20 26 17 18 32 25 25 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Thị trường khác EU Trung Quốc Hoa Kỳ Nguồn: Vinacas [2]

Sơ đồ 2-6: Thị phần XK nhân điều VN tại các quốc gia qua các năm 2001, 2003 và 2005

Tuy nhiên, theo nhận định của Hiệp hội Cây điều Việt Nam, ngành điều Việt Nam đang và sẽ gặp những khó khăn trong việc phát triển thị trường, đẩy mạnh XK vì những lý do sau:

- Thứ nhất, khách hàng ở các nước phát triển ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm... Họ đã và sẽ quan tâm “tận gốc” việc sản xuất hạt điều như nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, hệ thống quản lý toàn diện của DNCBĐ.

- Thứ hai, ở các nước NK điều Việt Nam, các hiệp hội, DN đang dựng lên hàng rào kỹ thuật và các luật lệ rất khắt khe nhằm bảo hộ họ và gây bất lợi cho việc XK của ta về số lượng và giá cả hàng hóa.

- Thứ ba, với tốc độ phát triển quá nhanh về sản lượng điều của Việt Nam và một số nước châu Phi sẽ có thể gây ra tình trạng cung vượt cầu trên thị trường các nước bắc Mỹ và châu Âu.

- Thứ tư, 90% điều của Việt Nam được dành cho XK, chỉ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn XK mới tiêu thụ nội địa. Như vậy sự sống còn của

hơn 100 DN Việt Nam và người trồng điều hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường điều thế giới, nên không thể có sự ổn định.

Về phía các DN, số DN áp dụng thương mại điện tử còn quá ít, hiện chỉ có khoảng 16% DN có website, trong đó 9% tham gia có tính chất phong trào, còn lại 84% DN chưa tham gia, chưa biết sử dụng (trong khi công nghệ thông tin và thương mại điện tử là công cụ giúp cho chi phí gia nhập thị trường thế giới ngày càng giảm).

Các DNCBĐ nước ta thường lựa chọn thị trường XK sản phẩm theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của thị trường nào hấp dẫn thì tập trung vào thị trường đó. Tình trạng phổ biến diễn ra là các DN không chủ động tham gia và đầu tư vào các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận với thị trường để chọn ra cho mình một thị trường phù hợp, để từ đó có kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường.

Đa số các nhà máy chế biến hạt điều của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên đã hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều DN vẫn bán sản phẩm của mình thông qua các nhà môi giới, các trung gian thương mại mà chưa bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.

2.2.4.2. Thị trường trong nước

Nhiều năm qua, Các DNCBĐ VN gần như chỉ làm mỗi một việc là bóc tách từ hạt điều thô ra nhân để đóng thùng XK mà quên đi thị trường rộng lớn trong nước với 80 triệu dân1. Gần đây, xu hướng quay trở lại thị trường nội địa của các DN đã có dấu hiệu tăng lên. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ nhân điều trong nước được cải thiện rõ rệt, sức mua tăng nhanh và hiện phần lớn các siêu thị có bán các sản phẩm chế biến từ nhân hạt điều. Theo ước tính, có khoảng 7% điều nhân được chế biến đến sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ tại thị trường nội địa, và mục tiêu sắp tới của ngành chế

biến điều là đưa tỷ trọng sản phẩm chế biến từ điều nhân tiêu thụ trong nước lên ít nhất 10% [20], khoảng 1.000 – 1.200 tấn điều nhân mỗi năm.

Hệ thống kênh phân phối của các DNCBĐ nước ta vẫn chưa được thiết lập bài bản và chủ yếu là vẫn bán sản phẩm điều của một số ít DN thông qua các siêu thị.

Tuy thị trường nội địa hấp dẫn các DNCBĐ nhưng không phải DN nào cũng làm được. Hiện nay, phần lớn các nhà máy chế biến hạt điều của VN có quy mô vốn nhỏ, sản xuất kết hợp giữa cơ khí và thủ công, nên hầu hết chỉ làm công việc chẻ hạt điều thô ra để lấy nhân và XK. Có rất ít DN đầu tư vào việc đa dạng hoá các sản phẩm điều vì hai lý do sau: sản phẩm nhân điều và có nhu cầu rất lớn trên thị trường các nước và khả năng mang lại lợi nhuận đột biến là lớn; để đa dạng hoá sản phẩm cần phải đầu tư vốn nhiều nhưng lợi nhuận mang lại thì ít biến động mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lược cạnh trạnh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam.pdf (Trang 47 - 51)