GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA
3.3.4. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
Để xây dựng thương hiệu cho các DNCBĐ Việt Nam nói chung và thương hiệu sản phẩm điều Việt Nam nói riêng, chúng ta có một số giải pháp sau:
Chú trọng và tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP nhằm nâng cao chất lượng và sự ổn định của sản phẩm điều của các DN.
Sự ổn định và chất lượng của sản phẩm được xem như là cơ sở vững chắc để các DNCBĐ khẳng định giá trị của sản phẩm đối với khách hàng, người tiêu dùng.
Tạo ra sản phẩm nhân điều và các sản phẩm từ nhân điều có chất lượng khác biệt hoặc vượt trội so với các sản phẩm trên thị trường thế giới.
Để làm được điều này, ngoài việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào chế biến, các DNCBĐ Việt Nam cần phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào bằng nhiều cách như: gia tăng đầu tư cho việc cải thiện và chuyển giao giống, khoa học kỹ thuật trồng trọt cho nông dân; chủ động đẩy mạnh việc liên kết “bốn nhà” trong quá trình chuẩn bị nguồn nguyên liệu; liên kết và trao đổi thông tin với Hiệp hội để nắm rõ thông tin về chất lượng và giá cả của hạt điều thô trên thế giới để từ đó có kế hoạch nhập khẩu hạt điều có chất lượng cao theo yêu cầu…
Gầy dựng danh tiếng của DN trước khách hàng và bạn bè quốc tế bằng các hoạt động sản xuất kinh doanh bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn.
Cụ thể: các DNCBĐ nước ta phải học hỏi cách thức điều hành, quản lý trong kinh doanh của những DN lớn cũng như cố gắng xây dựng cho DN của mình một bộ mặt thể hiện rõ văn hóa DN.
Các DNCBĐ nước ta cần phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình và gắn liền với việc phát triển nhãn hiệu là các DN phải xem nhãn hiệu như là một tài sản đích thực để từ đó có kế hoạch khai thác lợi ích từ nó.
Việc phát triển nhãn hiệu phải đáp ứng được ít nhất một trong những yếu tố sau: Tập trung một số ít sản phẩm có lợi thế; Xuất hiện trước đối thủ; Tạo sự khác biệt.
Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của DN ra thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Đức…
Việc quảng bá sản phẩm phải được tiến hành trên cơ sở có những hoạch định chiến lược rõ ràng và tốt nhất là nên thông qua sự trợ giúp của các tổ chức tư vấn. Quảng bá thương hiệu có thể thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau như: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước…
Song song với quá trình xây dựng và quản trị nhãn hiệu là quá trình bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của DN.
Ngoài giá trị sử dụng của hàng hóa thì giá trị của thương hiệu cũng đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị trao đổi, do vậy, việc đăng ký độc quyền các nhãn hiệu hàng hóa của DN là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại các thị trường của DN. Mặt khác, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu cũng giúp cho các DN tránh được những thiệt hại khi bị DN khác cướp mất nhãn hiệu và gây nên tai tiếng.