Năng lực thu mua nguồn nguyên liệu điều thô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lược cạnh trạnh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

2.2.7.Năng lực thu mua nguồn nguyên liệu điều thô

Tình hình sản xuất - kinh doanh của các DNCBĐ ngày càng phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu điều thô của các DN ngày càng tăng mạnh. Song song với việc gia tăng về nhu cầu nguồn nguyên liệu, nguồn nguyên liệu cung ứng trong nội địa của nước ta cũng gia tăng mạnh về số lượng. Tuy mhiên, tốc độ gia tăng của nguồn cung ứng trong những năm gần đây không đủ đáp ứng nhu cầu của các DN XK, do đó các DN đã chọn giải pháp NK nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động chế biến XK của họ.

2.2.7.1. Thu mua trong nước

Như đã được trình bày trong phần “kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu”, đa số các DNCBĐ đều có các nông trường của DN, các vùng nguyên liệu được DN đầu tư trực tiếp, nhưng vì nguồn nguyên liệu này thường chỉ chiếm một phần nhỏ (20-30% nhu cầu nguyên liệu) nên các DN phải thực hiện thu mua từ những nguồn cung ứng khác trên thị trường.

Để thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu, các DNCBĐ thường đặt các nhà máy của mình nằm giữa, gắn liền với các vùng nguyên liệu. Chẳng hạn, Công ty chế biến XNK nông sản Long An (Lafooco) đã di dời nhà máy chế

biến hạt điều của mình về vùng nguyên liệu lớn nhất nước là tỉnh Bình Phước vào năm 2002. Các nhà máy này lại hỗ trợ thiết lập nhiều cơ sở chế biến “vệ tinh” nhằm chủ động được nguồn nguyên liệu.

Phần lớn các DN thu mua từ nguồn cung ứng bên ngoài thị trường thông qua đại lý và thương lái hoặc ủy thác cho các hợp tác xã (HTX) thu mua trực tiếp với nông dân (chiếm khoảng 70-80% nhu cầu nguyên liệu). Ví dụ, năm 2004 công ty Donafoods ký hợp đồng với 23 HTX nông nghiệp trong toàn tỉnh Đồng Nai ủy thác thu mua hạt điều với nông dân theo giá thị trường. Sự phối hợp này là bước đi cụ thể cho việc xây dựng mối liên kết giữa công ty và nông dân thông qua đại diện các HTX nhằm cũng cố năng lực thua mua của mình để hướng đến XK bền vững.

Trong thời gian qua, ngành điều nước ta đã xảy ra hiện tượng “tranh mua, tranh bán” rất tiêu cực đã đẩy nhiều DN rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tác nhân chính của hiện tượng này chính là DN, một số DN vì nhu cầu XK hay tích trữ đầu cơ đã mua phá giá làm cho thị trường lên cao và cuộc chạy đua đẩy giá xảy ra, không có lợi cho DN. Bên cạnh đó, vì mối quan hệ giữa người trồng điều và DN cộng sinh và hai bên cùng có lợi, nên nếu DN lâm vào tình cảnh bế tắc trong kinh doanh thì nông dân cũng rất khó tồn tại vì thiếu đầu ra. Để tránh tình trạng trên và trên cơ sở cân đối lợi ích của người nông dân và DN, VINACAS, BPCAS thường đưa ra các tiêu chí về giá thu mua và một số giải pháp để bình ổn khả năng thu mua điều thô cho các DN. Tuy vậy, cho đến hiện nay thì tình trạng bất ổn trong thu mua vẫn còn xảy ra cho dù đã có rất nhiều cố gắng từ các Hiệp hội và DN.

2.2.7.2. Nhập khẩu

Kể từ năm 2001, trước nhu cầu tiêu thụ điều nhân thế giới tăng mạnh, trong khi nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước thì lại không đáp ứng đủ cho DNCBĐ XK, các DN nước ta bắt đầu nhập khẩu điều nguyên liệu. Theo

số liệu thống kế của Bộ Thương mại, khối lượng điều thô nhập khẩu của các DN trong những năm từ năm 2000 đến 2005 như bảng sau:

Bảng 2-10: Khối lượng hạt điều thô NK của Việt Nam từ năm 2001 - 2005

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Khối lượng NK (Tấn) 13.305 24.573 31.218 39.464 40.113 Kim ngạch NK (Triệu USD) 6,65 2 14,744 19,667 26,835 25,279 Nguồn: www.mot.gov.vn [42]

Khối lượng nhập khẩu ngày càng tăng, chứng tỏ nhu cầu và mức độ phụ thuộc của các DNCBĐN XK nước ta vào nguồn nguyên liệu của thế giới ngày càng lớn. Đây cũng là tình trạng của các DNCBĐ Aán Độ, thậm chí các DNCBĐ Aán Độ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có rất nhiều DN phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu sản xuất.[32]

Thực tế cho thấy, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của các quốc gia khác thường dễ dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững. Do vậy, nếu DNCBĐ nước ta quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK của thế giới (chủ yếu là từ các nước châu Phi) thì sẽ rất khó cho họ để phát triển bền vững. Bời vì, châu Phi hiện XK 90% hạt điều thô, nhưng liệu điều này có còn xảy ra không khi ngành điều châu Phi đã thành lập Hiệp hội Điều Châu Phi nhằm xúc tiến việc phát triển ngành chế biến điều để tăng giá trị tăng thêm. Hiện tại, các DNCBĐ của Việt Nam thường NK hạt điều nguyên liệu theo kế hoạch tập trung và liên kết thông qua Hiệp hội Cây điều Việt Nam. Thông thường VINACAS sẽ họp các DNCBĐ lại và từ đó thống nhất chọn lựa chất lượng và giá của loại hạt để NK.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lược cạnh trạnh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)