8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock
2.2.6. Năng lực nguồn nhân lực
Có khoảng 4% cán bộ quản lý và nhân viên, 96% là lao động trực tiếp trong các DNCBĐ nước ta. Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,… Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), tác phong lao động công nghiệp còn kém.
2.2.6.1. Cán bộ quản lý và nhân viên
Biên chế bộ máy quản lý của DNNN gấp tới 2-3 lần so với DN ngoài Nhà nước trong cùng ngành và các DN có quy mô như nhau. Hiện nay, một số DN đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000 đã giúp cho DN chủ động trong việc xây dựng quy trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính.
Giống như nhiều ngành khác trong nền kinh tế, trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong việc tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch XNK, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới. Khả năng quản lý cả về kỹ thuật và kinh doanh kém. Đó là thực trạng chung của các DNCBĐ nước ta.
2.2.6.2. Lao động trực tiếp
Hầu hết các DNCBĐ nước ta phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (gần như 100%), chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lao động thấp.
Đặc điểm các DNCBĐ nước ta (ngay cả Aán Độ) là sử dụng rất nhiều lao động thủ công. Theo thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam, số lượng công nhân trong các nhà máy chế biến điều tăng rất nhanh qua các năm như sau:
Bảng 2-9: Số lượng lao động tại các DNCBĐ nước ta giai đoạn 2000 - 2005
Năm Số lượng lao động (1.000 người)
Tốc độ phát triển năm sau so với năm trước (%)
2000 60 - 2001 75 25 2002 145 93,3 2003 240 65,5 2004 295 18,75 2005 300 1,69 Nguồn: Vinacas [2]
Nếu so sánh với một số ngành công nghiệp chế biến khác như: chế biến cà phê, chế biến thủy sản thì rõ ràng lực lượng lao động trong lĩnh vực chế biến điều vẫn chiếm tỷ lệ còn nhỏ, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động nông thôn nước ta năm 2005.
Tuy vậy, các DNCBĐ nước ta vẫn chưa quan tâm và đáp ứng được điều kiện sinh sống của lao động. Tuy tiền lương của công nhân chế biến điều nhìn chung đã tăng 15%, nhưng vẫn còn thấp, chưa tới 1triệu đồng/tháng [11]. Ở nhiều DN, mức thu nhập của người lao động chỉ từ 300-400.000 đồng/tháng. Điều này đã khiến cho nhiều nhà máy ở Long An, TP.HCM,
Đồng Nai, Bình Dương…lâm vào tình trạng thiếu trầm trọng nhân công, bởi người lao động dễ dàng kiếm được việc làm ở các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn hẳn. Nhiều nhà máy sau khi được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại thì sản lượng chế biến lại giảm đi một nửa do bị mất tới 50% lực lượng lao động. Không kiếm được nguồn lao động tại chỗ, nhiều nhà máy phải ra miền Trung, miền Bắc, xuống Bến Tre, Trà Vinh… tuyển lao động, nhưng việc này cũng không dễ dàng. Có những nhà máy ở Đông Nam Bộ, do thiếu nhân công nên phải chở điều thô ra thuê các nhà máy ở miền Trung bóc vỏ rồi lại chở ngược vào. Rõ ràng, các DNCBĐ XK đang đối mặt với việc giải quyết bài toán thiếu lao động.