Phát huy năng lực con người:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hoà Bình.doc (Trang 66 - 68)

Công ty Peacesoft coi con người là tài sản quan trọng nhất của mình, vì vậy công tác đào tạo phát huy năng lực nhân viên cần được chú trọng và phải có kế hoạch thực hiện cụ thể. Peacesoft là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và thương mại điện tử, tri thức trong những ngành này có sự thay đổi liên tục đòi hỏi phải có sự trao dồi tri thức liên tục để đáp ứng yêu cầu của công việc. Việc phát huy năng lực con người của các nhân viên trong công ty vừa giúp các nhân viên trong công ty phát triển bản thân vừa giúp cho hoạt động của công ty hiệu quả hơn, đây chính là thực hiện tính cách và khẩu hiệu “Chúng ta cùng thành công” của công ty.

Có thể nêu lên ba cấp độ trong việc phát huy nhân tố con người trong doanh nghiệp;

Cấp độ thứ nhất là nâng cao năng lực tiềm tàng của mỗi công nhân, viên chức (thông qua biện pháp giáo dục, đào tạo về kinh tế, công nghệ, quản lý ); Các hình thức nâng cao gồm:

+ Chia sẽ tri thức: - Bản tin nội bộ - Forum

- Hội thảo chuyên đề công ty. - Các cuộc thi liên quan tri thức.

- Sáng tạo, xây dựng các quy trình cho DN. - Tủ sách quản trị DN.

- Hội thảo chia sẽ kinh nghiệm. - Kèm cặp trực tiếp.

- Học hỏi qua nhìn..

- Học tập và chia sẽ tri thức mới

+ Thực hiện các chương trình phát triển nghề nghiệp bao gồm các nội dung: - Kiểm tra phẩm chất, kiến thức, kỹ năng của từng nhân viên

- Tổ chức các buổi hội thảo nghề nghiệp cho nhân viên.

- Lên kế họach để đào tạo về tri thức và kỹ năng cho nhân viên.

Cấp độ thứ hai là biến năng lực tiềm tàng đó thành hiện thực, thông qua các biện pháp khuyến khích, kích thích sức sáng tạo trong lao động sản xuất; cấp độ thứ hai là tập trung cho được các tiềm lực cá nhân của công nhân viên chức vào việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp , thông qua các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất và nhân sự.

Cấp độ thứ ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì văn hoá doanh nghiệp không phải kết quả của sự phát triển tự phát trong quá trình sản xuất kinh doanh mà nó được định hướng xây dựng và hình thành trong ý thức tự giác của người quản lý doanh nghiệp, biểu hiện tập trung quản lý doanh nghiệp, bởi người quản lý doanh nghiệp. Do vậy, phải đào tạo và trọng dụng đội ngũ doanh nhân nắm được và vận dụng được văn hoá doanh nghiệp vào trong tong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong quan hệ với các đối tác cũng như trong công việc quản lý, điều hành nội bộ doanh nghiệp. Phần này xem thêm ở mục 3.3.1. ở phần này.

Các công việc này cần có sự đánh giá của các phòng ban và phòng hành chính – nhân sự, cần có sự phối hợp thực hiện giữa các phòng ban này đối với việc phát triển năng lực theo cấp độ 1, đối với cấp độ 2 chủ yếu việc thực hiện là ở các phòng ban nơi các nhân viên làm việc, đối với cấp độ 3 thì việc thực hiện cần ở cấp độ toàn công ty do lãnh đạo công ty tham gia vào thực hiện có thể là lên chương trình, nội dung đào tạo, và có thể kiêm luôn là người đào tạo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hoà Bình.doc (Trang 66 - 68)