Nghiên cứu đặc điểm của hàng hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty dịch vụ hàng hải phương đông.pdf (Trang 25 - 26)

2. Về những công việc đƣợc giao:

1.3.2.2.1.Nghiên cứu đặc điểm của hàng hóa

Nội dung các mục tiêu này bao gồm việc nghiên cứu công dụng, phẩm chất, bao bì, nhãn hiệu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Trƣớc khi quyết định tham gia vào thị trƣờng một loại hàng hóa nào đó, nhà sản xuất cần phải biết ngƣời tiêu dùng món hàng đó vào việc gì, chất lƣợng ra sao. Nếu không biết đƣợc nhà kinh doanh sẽ thua thiệt, hàng hóa sẽ tồn đọng và vốn sẽ không thể vòng quay đƣợc. Đặc biệt hàng sản xuất để xuất khẩu thì vấn đề chữ tín đối với chất lƣợng sản phẩm phải đƣợc quan tâm đặc biệt, nếu không sẽ dẫn đến sự mất tín nhiệm và khó lấy lại chữ tín trên thƣơng trƣờng.

Vì công dụng của hàng hóa là khác nhau nên mức độ chịu ảnh hƣởng tác động của thị trƣờng đến chúng cũng khác nhau, chẳng hạn khi có biến đổi về chính trị xã hội thì thị trƣờng vàng biến đổi nhanh hơn thị trƣờng tƣ liệu sản xuất.

Ngoài ra khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mà công dụng của hàng hóa ngày càng đa dạng nên nhu cầu ngày càng tăng vì vậy doanh nghiệp nên tính toán cách chuẩn bị lực lƣợng để đón đúng thời cơ.

Bên cạnh công dụng và phẩm chất hàng hóa, nhà kinh doanh cần phải lƣu tâm đến hình thức bao bì và nhãn hiệu hàng hóa. Trong cơ chế quan liêu bao cấp các doanh nghiệp nhà nƣớc ít quan tâm đến vấn đề này, nên hàng hóa ít đƣợc ƣa chuộng. Những hàng hóa có uy tín trên thị trƣờng, hay những nhãn hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng sùng bái và lựa chọn, đều bị các tƣ nhân làm hàng giả hay giả nhãn hiệu nhằm kiếm lời. Để tránh tình trạng đó, các doanh nghiệp phải đăng ký và giữ bản quyền sản phẩm hay dịch vụ của mình trên thị trƣờng. Đồng thời nhà sản xuất có quyền khiếu nại, đòi bồi thƣờng do kẻ làm giả gây ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty dịch vụ hàng hải phương đông.pdf (Trang 25 - 26)