Đặc điểm của công ty TNHH Thiên Tân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối cho công ty TNHH Thiên Tân- thành phố Huế.pdf (Trang 35)

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1Đặc điểm của công ty TNHH Thiên Tân

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Tân được thành lập theo quyết định số 3102000061 do Sở đầu tư kế hoạch cấp ngày 08 tháng 08 năm 2001.

Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Tân Tên viết tắt: Thientan Co, Ltd

Địa chỉ trụ sở chính: 64 Tôn Thất Thiệp, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 054.533352

Ngành nghề được phép kinh doanh: Thu mua, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, kim khí điện máy, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, xe gắn máy, vật liệu xây dựng, áo quần may sẵn, giày dép và những loại hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Mua bán rượu, bia có nguồn gốc hợp pháp, bánh kẹo, đường sữa, nước giải khát, các loại hàng công nghệ phẩm, dịch vụ cầm đồ và vận chuyển hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định. Vận tải hàng hóa bằng ô tô. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Tân là một công ty do cá nhân góp vốn vào để sản xuất và kinh doanh. Lúc mới bắt đầu hoạt động thị trường của công ty chủ yếu trong thành phố Huế nhưng càng về sau thì công ty đã mở rộng thị trường ra toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty có nghĩa vụ nộp các quỹ cho nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 2.1.2.1 Chức năng hoạt động 2.1.2.1 Chức năng hoạt động

a) Đối với nhà nước

hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày bao gồm các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu như mì tôm, đường, sữa, bánh kẹo, nước khoáng, và các loại nước giải khát khác. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm hải sản và các loại máy móc thiết bị.

Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp tất cả các mặt hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, tạo việc làm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên.

b) Đối với nhà cung cấp và khách hàng

Bán hàng và khuyến mãi: công ty có một lực lượng bán hàng có thể giúp nhà sản xuất vươn tới những khách hàng nhỏ với phí tổn tương đối thấp. Công ty cũng có nhiều mối quan hệ kinh doanh và được khách hàng tin tưởng.

Thu mua và hình thành các loại sản phẩm: công ty có khả năng lựa chọn và hình thành những loại sản phẩm mà khách hàng cần, nhờ vậy khách hàng đỡ mất công tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau.

Phân lô các hàng hóa: tiết kiệm cho khách hàng của mình nhờ mua những lô hàng lớn rồi phân ra thành những lô nhỏ.

Lưu kho: bảo quản hàng dự trữ, nhờ vậy giảm được chi phí lưu kho và rủi ro cho những người cung ứng và khách hàng.

Vận chuyển: Đảm bảo giao hàng nhanh hơn cho người mua, bởi vì họ gần khách hàng hơn so với các nhà sản xuất.

Tài trợ: công ty tài trợ cho khách hàng của mình khi bán chịu cho họ, đồng thời cũng tài trợ cho cả những người cung ứng khi đặt hàng trước và thanh toán kịp thời.

Gánh chịu rủi ro: chịu các tổn thất như mất cắp, hư hỏng, lỗi thời.

Cung cấp thông tin về thị trường: Công ty cung cấp cho người cung ứng và khách hàng của mình những thông tin về hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm mới, về tình hình biến động giá cả.

2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty

Nhiệm vụ :

Đối với nhà nước:

 Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký và đúng mục đích kinh doanh.

 Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thông lệ cũng như quy ước quốc tế.

 Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình.

 Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh được giao như lợi nhuận, thuế, khấu hao

tài sản.

 Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhằm phát triển nguồn vốn, bảo đảm có lãi cho

tái sản xuất đồng thời giải quyết mọi quyền lợi và lợi ích của người lao động.

 Tôn trọng và chấp hành đầy đủ các chính sách pháp lệnh của nhà nước trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản công ty, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội…

Đối với đơn vị kinh tế khác:

 Chủ động liên kết kinh tế, hợp tác với các nhà sản xuất, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ.

 Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác liên kết kinh tế với các doanh nghiệp khác.

*Chủ động tạo mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng và các bạn hàng. Đối với nội bộ:

 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ với chế độ 1 thủ trưởng trong quản

lý, điều hành trên cơ sở quyền làm chủ tập thể thuộc về cán bộ công nhân viên.

* Quan tâm, hỗ trợ để cho các bộ phận, cá nhân hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.

* Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở và sự hợp tác giữa các bộ phận, tất cả vì sự phát triển của công ty.

 Liên tục cải thiện điều kiện môi trường làm việc, áp dụng các chính sách khen thưởng hợp lý, đúng lúc để tạo động lực thúc đẩy mọi người trong công ty tích cực làm việc.

Quyền hạn:

 Tự chủ trong quan hệ sản xuất kinh doanh.

 Tự xác định quy mô sản xuất kinh doanh và thực hiện một số chỉ tiêu đối với

nhà nước.

 Tự chủ về tài chính, được quyền sử dụng vốn cố định trong kinh doanh và quyền tạo vốn lưu động.

 Được liên doanh liên kết với mọi hình thức sở hữu, quyền lựa chọn khách hàng trong mua bán và giao dịch với nhiều ngân hàng cùng lúc.

 Tự chọn hình thức trả lương, được xác định quỹ lương, thưởng theo năng suất lao động và trình độ cán bộ công nhân viên.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại công ty 2.1.3.1 Công tác tổ chức quản lý 2.1.3.1 Công tác tổ chức quản lý

Cơ cấu bộ máy hiện nay của công ty thuộc mô hình trực tuyến chức năng. Người đứng đầu công ty là giám đốc, dưới giám đốc là phó giám đốc, tiếp đến là kế toán trưởng và các phòng ban chức năng.

Công ty làm việc theo chế độ một thủ trưởng, mọi công việc đều được phân công bàn bạc dân chủ trong công ty, mọi người đóng góp ý kiến cho giám đốc để tìm ra biện pháp tốt nhất giải quyết công việc và giám đốc là người quyết định cuối cùng. Cơ cấu tổ chức bộ máy được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Ban lãnh đạo:

* Giám đốc: là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động và chịu trách nhiệm

về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng quy định của nhà nước. Được quyền tổ chức bộ máy quản lý và các bộ phận sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tuyển số lượng lao động cần thiết cho công ty. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành công ty theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

* Phó giám đốc: là người được giám đốc phân công trực tiếp về các hoạt động

sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát các loại máy móc thiết bị trong công ty đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Phân phối hàng hóa kịp thời đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, chịu trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh khi giám đốc đi vắng.

* Kế toán trƣởng: do giám đốc tuyển dụng, kế toán trưởng có nhiệm vụ quản

GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P kế hoạch, thị trƣờng P tổ chức hành chính P kế toán tài vụ P kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc thực hiện công tác tài chính đảm bảo theo đúng chế độ nhà nước quy định, báo cáo quyết toán, kiểm kê kịp thời. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của giám đốc, nắm bắt thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế theo chế độ quản lý mới và chịu sự kiểm tra chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thuế.

2.1.3.2 Các phòng ban chức năng

* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tổ

chức bộ máy quản lý định biên lao động tiền lương thuộc phạm vi và thẩm quyền của công ty. Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ, có nhiệm vụ quản lý các vấn đề nhân sự như bố trí sắp xếp cán bộ trong công ty, có trách nhiệm chăm lo đời sống của công nhân viên thông qua các chính sách chế độ được áp dụng trong công ty và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng. Quản lý hồ sơ nhân viên và tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm về chế độ tiền lương trong công ty.

* Phòng kế hoạch, thị trƣờng: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty, nghiên cứu khai thác nguồn hàng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, cung cấp và xử lý thông tin một cách kịp thời chính xác và có khoa học đề ra phương hướng kế hoạch trong kinh doanh để có thể phát triển tốt hơn. Có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra nghiên cứu thị trường tổ chức công tác bán hàng, công tác tiếp thị khai thác nguồn hàng phân phối sao cho cân đối. Trưởng bộ phận bán hàng: tham mưu cho giám đốc về tình hình thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thu thập thông tin, tìm kiếm mở rộng thị trường, phân loại từng khách hàng, đề ra các phương thức tiếp thị, quảng các, điều tra nhu cầu tiêu thụ.

* Phòng kế toán, tài vụ: phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu chi tài chính trong từng tháng, quý, năm. Nhân viên của phòng phải thực hiện thu chi và hạch toán thu chi rõ ràng, chính xác từng khoản mục theo quy định, thực hiện việc quyết toán tài chính chính xác theo định kỳ.

* Phòng marketing: Công ty chưa đủ điều kiện thành lập phòng marketing mà chỉ giao nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu marketing cho phòng kế hoạch, thị trường.

* Phòng kho: Dùng để tất cả các loại hàng hóa của công ty.

2.1.3.3 Hình thức và chế độ kế toán áp dụng tại công ty

 Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế

giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ.

 Các chế độ kế toán áp dụng tại công ty: niên độ kế toán bắt đầu áp dụng

từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam.

 Phương pháp kế toán tài sản cố định:

oNguyên tắc đánh giá tài sản cố định: tính theo nguyên giá và giá trị còn lại.

Phương pháp khấu hao áp dụng : phương pháp đường thẳng.

oNguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: áp dụng nguyên tắc giá thực tế phản ánh

trên sổ sách kế toán. Toàn bộ chi phí được tập hợp trong một kỳ hạch toán. Phương pháp xác định theo phương pháp FIFO. Phương pháp hạch toán áp dụng là kê khai thường xuyên.

2.1.4 Nguồn lực của công ty

a) Lực lượng lao động

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết lao động là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh, nó được coi là nguồn lực để công ty tồn tại và phát triển. Lực lượng lao động trong công ty tính từ ngày thành lập cho đến nay ngày càng tăng cả về chất lượng lẫn số lượng phù hợp với sự phát triển của công ty, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua các năm như sau:

2004 2005 2006 So sánh

SL % SL % SL % 2005/2004 2006/2005

% %

Tổng lao động 15 100 20 100 22 100 5 33,33 2 10

Phân theo giới tính

Nam 7 46,67 12 60 14 63,64 5 71,43 2 16,67

Nữ 8 53,33 8 40 8 36,36 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp 9 60 14 70 16 72,73 5 55,56 2 14,29

Lao động gián tiếp 6 40 6 30 6 27,27 0 0 0 0

Phân theo trình độ

ĐH- CĐ 6 40 6 30 8 36,37 0 0 2 33,33

Trung học 7 46,67 9 45 9 40,91 2 28,57 0 0

Khác 2 13,33 5 25 5 22,72 3 50 0 0

Nguồn: phòng tổ chức hành chính của công ty

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 lực lượng lao động của công ty tăng lên 5 người so với năm 2004 tương ứng tăng lên 33,33%. Năm 2006 lực lượng lao động của công ty cũng tăng lên nhưng không đáng kể, chỉ tăng 10%. Lý do lực lượng lao động của công ty liên tục tăng như vậy là do năm 2005 công ty mở rộng thị trường ra toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, về các vùng sâu, vùng xa như Nam Đông, A Lưới.

Xét về giới tính, có thể thấy công ty có tỷ lệ nhân viên nam nữ hết sức cân đối. Năm 2004 nữ chiếm 53,33% và nam chiếm 46,67% trong tổng số lao động. Tuy nhiên trong 2 năm 2005 và 2006 lực lượng lao động nam tăng lên rất nhanh. Năm 2005 tăng lên 5 người tương ứng với tăng lên 71,43%. Năm 2006 tiếp tục tăng lên 16,67% so với năm 2005. Lý do mà lực lượng lao động nam tăng nhanh như vậy là vì công ty TNHH

Thiên Tân là một doanh nghiệp thương mại, là nhà phân phối, khách hàng mà công ty hướng đến là các trung gian phân phối. Yêu cầu của các trung gian phân phối ngày càng khắt khe trong vấn đề giao hàng đảm bảo đúng thời gian và số lượng, hàng phải được giao ở chính địa điểm kinh doanh của họ… Đối với những công việc nặng nhọc như vậy tuyển dụng thêm nam là một quyết định rất thích hợp. Do vậy trong thời gian vừa qua công ty chỉ tuyển dụng nam để phục vụ cho hoạt động phân phối của công ty.

Lực lượng lao động của công ty liên tục ổn định qua các năm đối với bộ phân lao động gián tiếp bao gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tiêu thụ, nhân viên quản lý thị trường và thủ kho. Bộ phận lao động trực tiếp liên tiếp tăng qua các năm. Năm 2005 tăng 55,56% so với năm 2004, năm 2006 tăng lên 14,29% so với năm 2005. Bộ phận lao động trực tiếp tăng là hoàn toàn phù hợp khi công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì khi đó công ty phải đưa hàng hóa đến thị trường mới xa hơn nên cần có thêm lái xe, nguồn hàng nhiều hơn nên cần thêm người bốc vác và đặc biệt là cần thêm lực lượng bán hàng để giới thiệu về sản phẩm, chào mời tạo khách hàng mới cho doanh nghiệp.

Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty. Lực lượng lao động của công ty cũng có chất lượng đảm bảo. Trong số 15 người thì có đến 6 người có trình độ ĐH-CĐ, 7 người có trình độ trung học, số còn lại dưới mức trung học. Có một vấn đề cần quan tâm đến lực lượng lao động của công ty là bộ phận được đào tạo chủ yếu là cán bộ quản lý, các nhân viên bán hàng chưa thực sự được đào tạo một cách bài bản. Tuy nhiên số lao động được đào

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối cho công ty TNHH Thiên Tân- thành phố Huế.pdf (Trang 35)